CafeLand – TP.HCM cần tạo lập quỹ đất sạch, đẹp để thu hút các doanh nghiệp bất động sản tham gia đấu giá phát triển dự án.

Sáng 16/4, Tạp chí Nhà Đầu Tư tổ chức Hội thảo “Nhận diện lực đẩy phát triển thị trường bất động sản vùng TP.HCM mở rộng năm 2021".

Tại hội thảo các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của thị trường bất động sản là việc khan hiếm quỹ đất để thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển dự án.

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng Giám đốc Phú Đông Group, cho rằng vấn đề khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện tại chính là khan hiếm quỹ đất phát triển dự án. Bên cạnh đó là bài toán quy hoạch và giao thông, hai yếu tố tạo ra giá trị gia tăng cho dự án.

“Làm sao để tạo ra quỹ đất, sạch đẹp để doanh nghiệp bất động sản tham gia đấu giá phát triển dự án chính là lời giải cho đề bài “lực đẩy phát triển thị trường bất động sản” hôm nay. Việc tạo lập quỹ đất sạch phải hài hòa được lợi ích 3 bên, giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.” – ông Phúc khẳng định.

Đồng quan điểm, PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, kiến nghị vùng TP.HCM mở rộng trong thời gian tới, khi thực hiện quy hoạch và đầu tư hạ tầng cần chú ý tới vấn đề giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất sạch.

“Việc tạo quỹ đất sạch để cho các nhà đầu tư có thể triển khai đầu tư dự án. Một trong những giải pháp phát triển đô thị mà chúng tôi đề xuất là việc chỉnh trang đô thị phải thực hiện theo phương pháp dồn điền đổi thửa”, ông Nguyễn Định Thọ phân tích.

Ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc Thắng Lợi nêu một khó khăn khác đó là việc giải phóng mặt bằng, đền bù khi thực hiện dự án.

“Doanh nghiệp chúng tôi đang gặp khó khăn về hành lang pháp lý, đó là đền bù giải tỏa mặt bằng. Với luật hiện này, đền bù là ác mộng với nhà đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng không có cách tính giá tiền bao gồm phần đền bù sử dụng đất”, ông Quyền nói.

Cũng theo ông Quyền, hiện nay giá bất động sản ở mức cao nên việc thương lượng giá đền bù cho người dân càng khó khăn. Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, thủ tục pháp lý cao đã đẩy kinh phí đầu vào dự án lên, đồng nghĩa mức giá sản phẩm khi đưa ra thị trường cũng cao hơn.

Trong khi đó, TS. Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lại nhấn mạnh vai trò của hệ thống hạ tầng giao thông trong việc phát triển đồng bộ các khu vực đô thị vệ tinh.

Ông Mười cho rằng, để phát huy hết lợi thế của Vùng TP.HCM, trong giai đoạn tới cần tập trung đầu tư vào một số công trình có tính chất động lực, tăng cường kết nối giữa TP.HCM với các tỉnh trong Vùng.

  • Giao thông cửa ngõ TPHCM quá tải

    Giao thông cửa ngõ TPHCM quá tải

    Nhiều năm qua, giao thông tại khu vực cửa ngõ TPHCM luôn trong tình trạng quá tải; đặc biệt hướng đi các tỉnh thành miền Tây luôn bị ùn ứ. Danh mục dự án đầu tư cải tạo hệ thống giao thông ở trung tâm kinh tế lớn nhất nước không ít, nhưng số dự án được triển khai trên thực tế không nhiều, chủ yếu vì thiếu kinh phí.

Liên Thượng
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.