Quy chế quản lý phố cổ đã có, tuy nhiên việc xây dựng làm phá vỡ quy hoạch đang ngày ngày âm thầm diễn ra một cách mau lẹ...
UBND TP Hà Nội đã ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc tại khu phố cổ để bảo vệ nhiều di sản quốc gia. Tuy nhiên, trên địa bàn phường Hàng Buồm quận Hoàn Kiếm tình trạng xây dựng các công trình vượt qua những giới hạn đó, đang xảy ra việc phá vỡ quy hoạch nhưng không hề bị ngăn chặn.
Theo đó, nhằm bảo di tích lịch sử cấp Quốc gia, có giá trị về cấu trúc không gian đô thị gắn với các phố nghề, phường nghề và lễ hội truyền thống, hệ thống di sản, di tích kiến trúc có ý nghĩa văn hóa qua các giai đoạn lịch sử.
Ngày 24/10/2013 Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký Quyết định số 6398/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý quy hoạch – kiến trúc Khu phố cổ Hà Nội.
Quyết định ban hành Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc khu phố cổ Hà Nội.
Trong quyết định có nêu các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, có hoạt động liên quan đến không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị của Khu phố cổ Hà Nội và khu vực liền kề thực hiện theo đúng Quy chế này.
Điều 5 quy định về không gian và cảnh quan đã nêu rõ: Tại Chương 2, Quy định cụ thể. Mục 1: Nội dung quản lý về quy hoạch và không gian.
Trong số 21 phố trong Khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp I (Ký hiệu A.1) có tuyến phố Đào Duy Từ thuộc phường Hàng Buồm quận Hoàn Kiếm. Quy định cụ thể: "Trong khu bảo vệ tôn tạo cấp I phải giữ gìn hình ảnh và phong cách Khu phố Cổ truyền thống, bảo tồn, tôn tạo các công trình kiến trúc có giá trị, các di tích lịch sử - văn hóa. Các công trình được phép cải tạo, xây dựng mới phải trên cơ sở phục dựng kiến trúc gốc trước năm 1954 (nếu có), hoặc theo không gian và phong cách kiến trúc đặc trưng tiêu biểu Khu phố Cổ; Phát huy, nhân rộng phong cách kiến trúc các công trình nhà có giá trị và giá trị đặc biệt tại khu vực tạo thành các dãy công trình thống nhất phong cách".
Quy định về số tầng, mật độ xây dựng.
Tuyến phố Đào Duy Từ cũng được quy định cụ thể.
Cũng tại quyết định này tại Điều 7 quy định về mật độ, tầng cao xây dựng và khoảng lùi thì khu phố Đào Duy Từ có mật độ xây dựng là 60 - 70%, lớp nhà mặt phố (tầng/m2) là: 1 -3/ 6 - 12m, lớp phía sau (tầng/m2) là: 2 - 4/ 10 -16m.
Công trình tại phố Đào Duy Từ
Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, tại 2 công trình xây dựng có địa chỉ số 52 và 60 Đào Duy Từ (phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) khu phố thuộc khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp I lại ngang nhiên xây dựng sai quy hoạch kiến trúc phố cổ được UBND TP Hà Nội ban hành.
Công trình phá vỡ quy hoạch phố cổ.
Cụ thể, tại 2 công trình này hiện trạng công trình đã lên tới trên 7 tầng, hiện chủ đầu tư vẫn đang cho hoàn thiện và đi vào sử dụng.
Được biết, hai công trình này từng bị xử phạt 15 triệu đồng do chủ đầu tư đã vi phạm là xây dựng tầng hầm sai so với GPXD. Khi khắc phục xong phần vi phạm là tầng hầm thì chủ đầu tư tiếp tục vi phạm khi xây dựng thêm nhiều tầng nữa, phần vi phạm này hoàn toàn sai so với quy hoạch kiến trúc phố cổ được UBND TP Hà Nội ban hành.
Theo quyết định số 6398/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý quy hoạch – kiến trúc Khu phố cổ Hà Nội về việc ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cổ Hà Nội thì khu phố Đào Duy Từ được quy định lớp nhà mặt phố xây dựng 1-3 tầng chiều cao 6-12m; lớp phía sau xây dựng từ 2-4 tầng chiều cao 10-16m.
Để tìm hiểu rõ hơn về sự việc sáng ngày 7/10 Phóng viên Pháp luật Plus đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với bà Trần Thị Nga - Chủ tịch UBND phường Hàng Buồm. Bà Nga cho biết: "Hôm nay là ngày nghỉ thứ 2 sẽ kiểm tra lại và thông tin cho Phóng viên".
Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản số 4529/UBND-ĐT yêu cầu Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã; Giám đốc các Sở, ngành về việc giao nhiệm vụ giải quyết các công trình vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng trên địa bàn.
Theo đó, UBND Thành phố yêu cầu các Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn nơi có công trình vi phạm, phối hợp với Đội Thanh tra Xây dựng địa bàn và các phòng chuyên môn tập trung xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện kế hoạch xử lý triệt để các vi phạm còn tồn tại.
Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động xây dựng trên địa bàn, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm đất đai liên quan đến hoạt động xây dựng, không để xảy ra vi phạm mới trên địa bàn. Nghiêm túc xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi để xảy ra vi phạm.
Trương Tam (Pháp luật Plus)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.