Thêm một tin tốt nữa cho ngành dịch vụ khách sạn! Năm 2010 có mức lợi nhuận cao hơn năm 2009 với chỉ số trung bình EBITDA (Thu nhập trước lãi suất, thuế và các khấu hao) tăng từ 27,1% đến 35,6%.
Sáng nay Grant Thornton Việt Nam vừa công bố kết quả của chương trình Khảo sát Ngành dịch vụ Khách sạn được thực hiện thường niên. Cuộc khảo sát năm 2011 là cuộc khảo sát lần thứ tám của một chương trình khảo sát toàn diện duy nhất nghiên cứu về khách sạn và các khu nghỉ dưỡng từ trung cấp đến cao cấp tại Việt Nam. Kết quả của chương trình khảo sát cho thấy năm 2010 là một trong những năm thành công nhất của ngành từ trước tới nay, với số lượng du khách nội địa và quốc tế đạt mức kỷ lục mới. Sự gia tăng đáng kể về số lượng khách du lịch đóng góp cho sự gia tăng chung về giá phòng và công suất sử dụng phòng.
Ngành dịch vụ khách sạn Việt Nam năm 2010 đạt kết quả hoạt động tốt hơn bất cứ thời điểm nào trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Số lượng khách quốc tế tăng 34,8% đã dẫn đến sự tăng giá thuê phòng trung bình lên 83,30 Đô la Mỹ/đêm. Matthew Lourey, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn của Công ty Grant Thornton Việt Nam chúc mừng kết quả khả quan của ngành dịch vụ khách sạn và cho rằng “Với sự phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2010 là một năm đánh dấu sự phát triển của ngành khách sạn và du lịch của Việt Nam. Kết quả mà chúng ta thấy được là sự gia tăng ổn định về giá thuê phòng, công suất sử dụng phòng và lợi nhuận trong cả năm 2010”.
Giá phòng trung bình, công suất thuê phòng trung bình và RevPAR (2003-2010)
Hệ thống Hotel Việt Nam sẽ bùng nổ trước những con số biết nói
Công suất sử dụng phòng trung bình của các khách sạn cao cấp ở Việt Nam tăng 1,9% trong năm 2010, trong khi giá thuê phòng có sự gia tăng đáng kể ở mức 6,8%. Ken Atkinson, Giám đốc Điều hành của Grant ThorntonViệt Nam tin rằng “Năm 2010 là một năm rất thành công của ngành dịch vụ khách sạn Việt Nam. Sự gia tăng về công suất sử dụng phòng và giá thuê phòng đã góp phần làm tăng RevPAR (doanh thu trên mỗi phòng sẵn có), một chỉ số chuẩn của ngành, đo lường hiệu quả sử dụng và doanh số của ngành khách sạn. Năm 2011 được mong đợi sẽ tiếp tục xu hướng tích cực của năm 2010 với sự tăng trưởng và phát triển hơn về giá phòng và công suất sử dụng phòng.”
Khi các số liệu phân tích được phân chia theo xếp hạng sao, điều đáng chú ý nhất là nhóm khách sạn 4 sao và 5 sao có sự gia tăng về công suất sử dụng phòng lần lượt 5,3% và 5,0% trong năm 2010. Tuy nhiên, công suất khách sạn 3 sao lại giảm 1,6%. Sự thay đổi này cho thấy sự dịch chuyển về nhu cầu của khách hàng sang hướng các khách sạn có chất lượng cao hơn. Du khách ngày nay chọn loại hình khách sạn theo sự tiện nghi và dịch vụ hơn là chỉ quan tâm đến giá cả.
Sự gia tăng về giá thuê phòng trung bình trong năm 2010 được phản ánh trên sự gia tăng đáng kể của RevPAR, chỉ tiêu đánh giá việc khai thác công suất phòng có sẵn (không liên quan về giá) cả trong mùa cao điểm và thấp điểm. RevPAR của cả ngành tăng từ 44,63 Đô la Mỹ đến 49,76 Đô la Mỹ trong năm 2010. Trong số ba nhóm khách sạn theo xếp hạng sao, khách sạn 4 sao có tỷ lệ tăng cao nhất, 15,0% so với năm 2009. RevPAR của khách sạn 3 sao tăng khiêm tốn hơn ở mức 5,8% và khách sạn 5 sao tăng 10,3%.
Hệ thống Hotel Việt Nam sẽ bùng nổ trước những con số biết nói
Năm nay, Grant Thornton cũng khảo sát kế hoạch mở rộng của các khách sạn trong vòng 2 năm tới và tỷ lệ khách sạn thực hiện Khảo sát Mức độ Hài lòng của khách lưu trú trong năm 2010. Các kết quả cho thấy 42,6% khách sạn được khảo sát đang có kế hoạch mở rộng hoặc cải thiện các tiện nghi của khách sạn trong vòng 2 năm tới. Điều này được thể hiện đồng đều ở các tất cả các khách sạn theo các xếp hạng sao khác nhau.

Trong năm 2010, 53,1% khách sạn đã thực hiện Khảo sát Mức độ Hài lòng của khách hàng để thu thập thông tin phản hồi của khách hàng. Phương pháp “Đặt bảng câu hỏi trong phòng nghỉ” được các khách sạn ở tất cả các hạng sao xem là phương pháp phổ biến nhất trong các phương pháp thực hiện khảo sát.

Về doanh thu và chi phí, Trịnh Kim Dung, Trưởng Phòng Dich vụ Tư vấn của Công ty Grant Thornton nhận xét “S ự phân bổ doanh thu năm 2010 rất giống với sư phân bổ năm 2009. Doanh thu phòng, doanh thu nhà hàng và các doanh thu khác vẫn giữ tỷ lệ như nhau qua các năm, chiếm lần lượt 61,4%, 28,1% và 10,5% tổng doanh thu. Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng trong năm 2010, chi phí của dịch vụ nhà hàng của các khách sạn và khu nghỉ dưỡng chiếm một tỷ lệ cao hơn so với doanh thu.” Thêm một tin tốt nữa cho ngành dịch vụ khách sạn! Năm 2010 có mức lợi nhuận cao hơn năm 2009 với chỉ số trung bình EBITDA (Thu nhập trước lãi suất, thuế và các khấu hao) tăng từ 27,1% đến 35,6%.

Các đại lý du lịch và các nhà điều hành tour sẽ rất hài lòng khi được biết rằng họ tiếp tục là kênh đặt phòng phổ biếnnhất mà các khách lưu trú ưa thích sử dụng trong năm 2010, chiếm 45,4% trên tổng số các đơn đặt phòng. Đặt phòng trực tiếp với khách sạn là sự lựa chọn tiếp theo với 29,0%, trong khi đặt phòng qua mạng Internet và các kênh đặt phòng khác chiếm lần lượt là 10,1% và 15,5%. Phương thức đặt phòng qua mạng Internet ở Việt Nam vẫn còn kém xa tỷ lệ phổ biến của phương thức này ở các nước phát triển.
Số liệu thống kê cho thấy một sự gia tăng đáng kể trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ tất cả các thị trường. Sự gia tăng là 34,8% với trên 5 triệu lượt khách trong năm 2010. Hơn nữa, tỷ lệ phần trăm số khách nội địa lưu trú tại các khách sạn cũng tiếp tục gia tăng (3,6%) phản ánh số lượng ngày càng nhiều các khách du lịch địa phương đi nghỉ gần nhà và ở tại các khách sạn cao cấp.
Chi phí và lợi nhuận trong phần trăm của doanh thu theo xếp hạng sao năm 2010
Hệ thống Hotel Việt Nam sẽ bùng nổ trước những con số biết nói
Theo Lê Hoa (Doanh Nghiệp)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: 0