So sánh về quy mô và tầm cỡ, chắc chắn các khu công nghiệp ở phía Bắc thua xa các khu công nghiệp ở các tỉnh phía Nam, thua kém về diện tích, vốn đầu tư cũng như mật độ các dự án đầu tư, càng không thể so sánh về tỷ lệ lấp đầy diện tích.

Chỉ tính riêng vùng duyên hải Bắc bộ được coi là vùng đất “bờ xôi ruộng mật”, đã mọc lên 43 khu công nghiệp với tổng diện tích hàng chục nghìn hécta, song chỉ có 3 khu được lấp đầy 100% diện tích đất. Còn lại chỉ được 30%, cá biệt có những khu ra đời hai, ba năm nay mà chỉ thu hút được một vài dự án… mini.


“Quá bộ” vào thăm một vài khu công nghiệp được quảng cáo đã “lấp đầy” 100% đất, thật “sửng sốt” nhận ra còn rất nhiều mảnh đất trống, cỏ ngập kín lối, chẳng thấy kết cấu hạ tầng cũng như các công trình xây dựng ban đầu của các nhà đầu tư thứ cấp. Trong một khu công nghiệp khá “hoành tráng”, chủ đầu tư khẳng định đã “lấp chặt” 100% diện tích với tổng số dự án đăng ký lên tới 54 dự án, mà nay vẫn còn 20 dự án “bất động” hoặc tạm ngừng vô thời hạn. Có công ty đóng tàu nổi tiếng, được cấp phép đầu tư từ năm 2007 chiếm diện tích đất tới 7.000m2 nhưng chỉ toàn “trồng” cỏ tự nhiên. Nông dân xót xa tiếc đất màu mỡ để cỏ mọc hoang, một số nói bà con tranh thủ trồng cây hoặc cố tình không chịu di dời, thế là xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.


Đây chỉ là một góc “bức tranh” khu công nghiệp. Đi sâu vào bên trong mới thấy thật là ngao ngán, ngành nào, lĩnh vực cũng có như kiểu “bách hóa”, nhưng cả một vùng khu công nghiệp mà không tìm thấy một cái nào chuyên sâu ở một lĩnh vực nhất định. Một khu công nghiệp mà “trưng bày” đủ các loại nhà máy, từ sản xuất thép, thức ăn chăn nuôi, phân bón cho tới nhà máy sản xuất thiết bị tàu thủy, khí hóa lỏng, xơ sợi dệt… Giống như một cái túi to, người ta cố nhét cho đầy mọi thứ, cốt sao thu hút được càng nhiều nhà đầu tư càng tốt. Hậu quả là mỗi khu công nghiệp “gói” hàng chục ngành sản xuất - kinh doanh chẳng liên quan gì đến nhau cùng hoạt động. Tình trạng dự án trước “đá” dự án sau; nhà máy sau hứng hậu quả nhà máy trước.


Có khu công nghiệp, khói bụi, chất thải của nhà máy thép, phân bón… khiến cho các nhà đầu tư đến sau vừa đặt chân tới đã vội vàng… tháo chạy. Bi đát hơn, vì “khát” vốn đầu tư đổ vào các khu công nghiệp trong cuộc đua giành giật dự án, không ít địa phương mở toang cánh cửa cho các nhà đầu tư “mạnh” tiền nhảy vào, bất chấp những “lỗ hổng” rất khó lấp kín như hệ thống giao thông, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, điện nước… yếu kém, thiếu đồng bộ. Cho đến nay, hầu hết các khu công nghiệp trong vùng chưa hề có hệ thống xử lý nước, chất thải.


Đặc biệt, do quá “nóng ruột” thu hẹp đầu tư bằng mọi giá, mặc dù là một vùng có dân số đông, độ tuổi lao động trung bình khá trẻ, nhưng đến nay nguồn nhân lực phục vụ cho các khu công nghiệp “èo uột”. Số lao động đã qua đào tạo có thể đáp ứng công việc, nhất là chuẩn bị và phân bổ cũng rất “trục trặc”, sự thiếu hụt thường xuyên diễn ra, đến mức phải “giật gấu vá vai”…


Hàng chục năm nay, nói đến các khu công nghiệp, công luận thường chỉ nhìn thấy “vỏ ngoài” hào nhoáng, quy mô tầm cỡ. Ít ai để ý tới thực trạng đáng buồn bên trong ruột. Điều đáng buồn hơn là các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương có nhìn thấy thực trạng này hay không? Thấy rồi thì sẽ giải quyết ra sao hàng loạt vấn đề nan giải?


“Quá bộ” vào thăm một vài khu công nghiệp được quảng cáo đã “lấp đầy” 100% đất, thật “sửng sốt” nhận ra còn rất nhiều mảnh đất trống, cỏ ngập kín lối, chẳng thấy kết cấu hạ tầng cũng như các công trình xây dựng ban đầu của các nhà đầu tư thứ cấp. Trong một khu công nghiệp khá “hoành tráng”, chủ đầu tư khẳng định đã “lấp chặt” 100% diện tích với tổng số dự án đăng ký lên tới 54 dự án, mà nay vẫn còn 20 dự án “bất động” hoặc tạm ngừng vô thời hạn. Có công ty đóng tàu nổi tiếng, được cấp phép đầu tư từ năm 2007 chiếm diện tích đất tới 7.000m2 nhưng chỉ toàn “trồng” cỏ tự nhiên. Nông dân xót xa tiếc đất màu mỡ để cỏ mọc hoang, một số nói bà con tranh thủ trồng cây hoặc cố tình không chịu di dời, thế là xảy ra tranh chấp, khiếu kiện. Đây chỉ là một góc “bức tranh” khu công nghiệp.


Đi sâu vào bên trong mới thấy thật là ngao ngán, ngành nào, lĩnh vực cũng có như kiểu “bách hóa”, nhưng cả một vùng khu công nghiệp mà không tìm thấy một cái nào chuyên sâu ở một lĩnh vực nhất định. Một khu công nghiệp mà “trưng bày” đủ các loại nhà máy, từ sản xuất thép, thức ăn chăn nuôi, phân bón cho tới nhà máy sản xuất thiết bị tàu thủy, khí hóa lỏng, xơ sợi dệt… Giống như một cái túi to, người ta cố nhét cho đầy mọi thứ, cốt sao thu hút được càng nhiều nhà đầu tư càng tốt. Hậu quả là mỗi khu công nghiệp “gói” hàng chục ngành sản xuất - kinh doanh chẳng liên quan gì đến nhau cùng hoạt động. Tình trạng dự án trước “đá” dự án sau; nhà máy sau hứng hậu quả nhà máy trước. Có khu công nghiệp, khói bụi, chất thải của nhà máy thép, phân bón… khiến cho các nhà đầu tư đến sau vừa đặt chân tới đã vội vàng… tháo chạy.


Bi đát hơn, vì “khát” vốn đầu tư đổ vào các khu công nghiệp trong cuộc đua giành giật dự án, không ít địa phương mở toang cánh cửa cho các nhà đầu tư “mạnh” tiền nhảy vào, bất chấp những “lỗ hổng” rất khó lấp kín như hệ thống giao thông, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, điện nước… yếu kém, thiếu đồng bộ. Cho đến nay, hầu hết các khu công nghiệp trong vùng chưa hề có hệ thống xử lý nước, chất thải. Đặc biệt, do quá “nóng ruột” thu hẹp đầu tư bằng mọi giá, mặc dù là một vùng có dân số đông, độ tuổi lao động trung bình khá trẻ, nhưng đến nay nguồn nhân lực phục vụ cho các khu công nghiệp “èo uột”. Số lao động đã qua đào tạo có thể đáp ứng công việc, nhất là chuẩn bị và phân bổ cũng rất “trục trặc”, sự thiếu hụt thường xuyên diễn ra, đến mức phải “giật gấu vá vai”…


Hàng chục năm nay, nói đến các khu công nghiệp, công luận thường chỉ nhìn thấy “vỏ ngoài” hào nhoáng, quy mô tầm cỡ. Ít ai để ý tới thực trạng đáng buồn bên trong ruột. Điều đáng buồn hơn là các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương có nhìn thấy thực trạng này hay không? Thấy rồi thì sẽ giải quyết ra sao hàng loạt vấn đề nan giải?

Theo Đan Thanh (ANTĐ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: 0