Giá nhà đất giảm, giao dịch trầm lắng, nhà đầu tư gần như đứng ngoài cuộc, chủ dự án đua nhau hút vốn về và đẩy hàng đi. Tuy nhiên, cũng khó khẳng định là thị trường đã chạm đáy hay chưa!
Giảm giá mà giao dịch vẫn ảm đạm

Bắt đầu bước vào quý hai năm nay, thị trường bất động sản chứng kiến sự lao dốc giá và giao dịch đóng băng đáng ngạc nhiên. Giá đất tại nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội đang giảm mạnh. Đất tại các khu vực như Sóc Sơn, Đông Anh, Phúc Thọ, Thạch Thất giảm vài triệu đồng/m2. Giá nhà chung cư tuy không "nói trắng ra" là hàng hạ giá nhưng các chủ đầu tư cũng đều có chương trình khuyến mại để kích cầu.

Tuy vậy, giao dịch mua bán cũng tỏ ra khó sôi động trở lại như thời gian trước. Khảo sát tại hầu hết các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn Hà Nội, tỷ lệ giao dịch thành công vẫn thưa thớt, phần lớn những người có mặt tại các sàn vẫn tỏ ra khá dè dặt trong các quyết định mua bán. Nhiều sàn giao dịch cả tháng nay hầu như không hoạt động. Thậm chí có sàn đã tạm đóng cửa, cho nhân viên nghỉ phép.

Những tưởng, thị trường trầm lắng là cơ hội cho nhiều người, đặc biệt là những người có nhu cầu thực. Không chỉ có nhiều lựa chọn hơn khi mua hàng, họ còn hoàn toàn không phải lo lắng mỗi ngày leo một giá như những thời điểm thị trường sốt nóng trước đây.

Thế nhưng, bất động sản không phải là hàng hóa thông thường, lại có giá trị thanh toán lớn, nên không ít người có nhu cầu thực nhưng khả năng tài chính cũng không thể đáp ứng được vì phần lớn giá của nhiều dự án vẫn quá cao.

Về phía nhà đầu tư, theo giới kinh doanh trong ngành thì chưa có dấu hiệu cho thấycác nhà đầu tư dồn tiền vào để gom hàng khi thị trường giảm sâu. Có thể hiện, họ đang cân nhắc thời điểm tham gia thị trường.

Bất động sản, đã đến thời của người mua?
Nhiều nơi treo biển giảm giá nhưng vẫn không có người mua

Chủ đầu tư tìm lối thoát, người mua có lợi

Thời gian trước, bởi tình trạng đầu tư theo "số đông" và bị thổi giá nên thị trường bất động sản đua theo cơn sốt ảo dù đóng băng về giao dịch. Phân tích kỹ hơn thì nó nằm ở những vấn đề tính minh bạch trong quy hoạch, sử dụng đất đai hay vấn đề truyền thông, tin đồn.

Khi Nghị quyết 11 được ban hành, giới đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ đều có biểu hiện "khát" vốn. Cùng lúc chủ đầu tư phải chịu rất nhiều áp lực từ vốn và từ giá nguyên vật liệu không ngừng tăng cao. Lãi suất cao, chi phí cao khiến giá bán căn hộ không thể thấp, dẫn tới vắng khách đã khiến các chủ đầu tư gần như trong tình trạng "một cổ hai tròng".

Hơn nữa, sở dĩ có hiện tượng thị trường mất tính thanh khoản là do nguồn tín dụng từ phía ngân hàng đang bị khóa. Hiện người mua thì không có tiền mua vì không thể tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng ngân hàng.

Tình trạng “dở khóc, dở cười” này chỉ có thể thực sự chấm dứt khi các vị thức thời giảm giá một cách hợp lý để những người có nhu cầu thực sự có thể mua được nhà đất. Nắm bắt được tình thế này, nhiều chủ đầu tư đã tung nhiều chiêu khuyến mại để kích cầu.

Năm ngoái, phần lớn các dự án chung cư cao cấp như Mulberry Lane, Park City, Indochina Plaza đều được các chủ đầu tư nhanh tay "chốt" bằng giá USD, chốt giá mua bán nhà theo chỉ số giá (CPI). Thế nhưng đến nay, một số những dự án này và nhiều dự án cao cấp khác đã bỏ hình thức tính giá này và thay vào đó là mua bán căn hộ bằng VND.

Chủ dự án 1 số chung cư khác lại có cách ưu đãi đặc biết cho khách hàng như khách hàng mua môt căn hộ, được đảm bảo một suất đỗ xe ôtô vĩnh viễn và được miễn phí một năm gửi xe, hay chiết khấu mức 10% trên giá bán.

Do phải giữ gìn uy tín và thương hiệu dự án nên cuối cùng việc giảm giá bán vẫn không đ
ược đưa ra tại nhiều dự án, do đó, lại thêm một giải pháp nữa được đưa ra như chiết khấu vài % giá trị căn hộ cho hàng trăm cán bộ, công nhân viên toàn công ty. Và khi đưa ra quyết định trên, họ thừa hiểu rằng, đó là một mũi tên trúng hai đích, bởi trong số hàng trăm con người trên đăng ký mua căn hộ của dự án, không phải ai cũng đủ tiền để là người sử dụng nó sau này.

Bên cạnh thực hiện các chương trình khuyến mãi, tặng quà độc đáo, một chiêu thức bán hàng tiếp thị căn hộ tại Hà Nội được các chủ đầu tư áp dụng là chia nhỏ, kéo dài phân đoạn góp vốn. Thay vì nộp 4-5 đợt trước kia, nhiều chủ đầu tư sẽ cho phép khách hàng có thể nộp thành 7-8 đợt hoặc thậm chí trên 10 đợt đóng tiền vào dự án.

Trước thực tế này, nhiều chuyên gia cho rằng, tình trạng khát vốn hiện nay là cơ hội để sắp xếp lại thị trường, sắp xếp lại nguồn cung, phân khúc thị trường. Mấu chốt ở đây là giảm giá để bán hàng. Giá nhà đất Hà Nội hiện nay chưa được cơ quan nào tính toán hợp lý, do đó, cũng khó xác định được giảm giá bao nhiêu thì chủ đầu tư có thể "chịu nhiệt" được.

Nếu giá bất động sản hiện là hợp lý thì chỉ giảm vài % thôi là có vấn đề. Còn nếu là giá ảo thì bây giờ có giảm tới 50%, cũng vẫn chưa về giá trị thực của nó. Như vậy, có thể n
ói, hiện chưa hẳn là đã đến thời điểm mua vào vì diễn biến thị trường đang lình sình, khó đoán định, tuy nhiên, nhìn từ góc độ đầu tư thì đây là thời điểm người mua đang chiếm ưu thế.
Theo N.Trọng - H.Sơn (Pháp Luật & Xã Hội)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: 0