Trong các văn bản Bộ Xây dựng trình Chính phủ và gửi đến Ngân hàng Nhà nước “không có từ nào nói về nới lỏng tín dụng cho bất động sản”.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam. Ảnh: VnExpress
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 1/7, thông tin liên quan đến kiến nghị của Bộ Xây dựng gửi Ngân hàng Nhà nước về tín dụng đối với bất động sản tiếp tục được nhiều cơ quan báo chí đưa ra chất vấn lãnh đạo Bộ Xây dựng.


Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định, trong các văn bản Bộ Xây dựng trình Chính phủ và gửi đến Ngân hàng Nhà nước “không có từ nào nói về nới lỏng tín dụng cho bất động sản”.

Theo ông Nam, vừa qua, Bộ Xây dựng có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ phân tích, đánh giá diễn biến thị trường bất động sản, đề xuất các biện pháp quản lý để thị trường này phát triển lành mạnh, góp phần vào phát triển chung của đất nước, đảm bảo các vấn đề xã hội và chống lạm phát. Đồng thời với báo cáo này, Bộ Xây dựng cũng có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước.


Lý do có báo cáo này, theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, là do thời gian qua, một số tờ báo, lãnh đạo ngành, địa phương đã có nhận định thị trường bất động sản khả năng có đổ vỡ, mất khả năng chi trả, cũng như có vấn đề sụp đổ, vỡ bong bóng bất động sản…


Cho nên, trong báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã có đánh giá về tình hình phát triển chung, về cơ cấu thị trường, quy mô giao dịch, giá cả, dư nợ và cơ cấu dư nợ, tín dụng bất động sản…


“Bộ kết luận, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ, thu hẹp đầu tư công, bất động sản cũng như các ngành khác, có khó khăn nhất định”, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho hay.


Tuy nhiên, tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cũng khẳng định quan điểm của Bộ rằng thị trường bất động sản có tính chất hàng hóa, tạo ra giao dịch mua bán nhưng quy mô còn nhỏ, lượng bán so với thị trường nhà ở chỉ chiếm khoảng 30%, 70% là dân sửa nhà để ở, không đưa vào giao dịch, nên thị trường giao dịch thấp.


“Giá bất động sản có suy giảm”, ông Nam khẳng định. Tuy nhiên, theo khảo sát của Bộ Xây dựng, g
iá bất động sản tại thời điểm cuối tháng 5/2011 vẫn cao hơn tháng 1/2010 và cao hơn giá thành tạo lập nên bất động sản.

“Có xu hướng giảm nhưng khả năng thanh toán vẫn trong giới hạn an toàn, doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngân hàng. Kết luận,
vỡ bong bóng không có, nhưng có thể là “xì hơi” một chút, giảm sút giao dịch”, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nói.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng tái khẳng định chủ trương ủng hộ hoàn toàn Kết luận 02 của Bộ Chính trị và nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, trong đó có thắt chặt tiền tệ để đảm bảo mục tiêu chung.


“Tạm thời, doanh nghiệp bất động sản vẫn phải chịu đựng, vượt qua trước mắt để đạt mục tiêu cao nhất là chống lạm phát”, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nói.


Về dư nợ tín dụng bất động sản, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết tổng dư nợ cho vay bất động sản hiện khoảng
225 nghìn tỷ đồng, giảm gần 7% so với thới điểm 31/12/2010 và chiếm dưới 10% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cũng lưu ý thêm rằng trong khi dư nợ toàn nền kinh tế tiếp tục tăng thì tín dụng bất động sản giảm. Đây cũng là sự điều chỉnh sau loạt chính sách thắt chặt tín dụng sau khi Nghị quyết 11 được ban hành.


Tán thành không tăng dự nợ tín dụng bất động sản, tuy nhiên Bộ Xây dựng đề xuất cần kiểm soát không cho vay đối với đền bù, giải phóng mặt bằng vì đây thực sự là phi sản xuất, không tạo giá trị cho xã hội; không cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản ở những lĩnh vực đã bão hòa để chuyển sang khu vực ưu tiên là bất động sản quy mô nhỏ, giá trung bình và thấp; nhà cho đối tượng thu nhập thấp, đối tượng xã hội…


Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng kiến nghị với các dự án đang thực hiện thì nên tiếp tục cho vay để dự án nhanh chóng hoàn thành, tăng cung hàng hóa cho thị trường.


Đồng thời, Bộ Xây dựng cho rằng cần quan tâm đến cho vay hộ gia đình có nhu cầu mua nhà sử dụng và có khả năng thanh toán để chuyển dư nợ bất động sản sang dư nợ tiêu dùng, tăng thanh khoản cho thị trường, đảm bảo thị trường bất động sản không bị sốt nóng.


Liên quan đến quy định
bất động sản là ngành dịch vụ hay sản xuất kinh doanh bình thường. Ông Nam cho biết, tại phiên họp lần này, Chính phủ đã thống nhất tách bạch bất động sản với lĩnh vực dịch vụ “với một dấu phảy”. Tuy nhiên, đây vẫn là lĩnh vực chịu kiểm soát chặt chẽ.

Theo Kiều Minh (NDHMoney)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: 0