Trong khi cuộc tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích vẫn chưa có kết quả, một nghi vấn lại được đặt ra: Liệu Trung Quốc có phải là mục tiêu tấn công khủng bố?

Giám đốc Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John Brennan phát biểu ngày 12/3 rằng cơ quan này không loại trừ khả năng khủng bố đứng đằng sau sự biến mất của chiếc máy bay mang số hiệu MH370 vào ngày 8/3. Ông cũng cho biết chưa có tuyên bố nhận trách nhiệm đáng tin cậy nào từ phía các nhóm khủng bố đối với việc chiếc Boeing 777 của hãng Malaysia Airlines mất tích.



Vụ máy bay mất tích: Trung Quốc là mục tiêu khủng bố? - Ảnh 1


Chiếc máy bay Boeing 777 mất tích khi đang trên đường bay từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh vào sáng ngày 8/3.

Rõ ràng, Brenan đã nghe nói về việc một tổ chức có tên “Lữ đoàn Tử vì đạo” ở Trung Quốc tuyên bố nhận trách nhiệm. Cái nhóm chưa được biết đến này đã gửi một tuyên bố bằng PDF qua dịch vụ Hushmail Remailer vô danh được mã hóa cho nhiều nhà báo khác nhau ở Trung Quốc vào ngày 9/3: "Nếu các người giết 1 thân quyến của chúng tôi, chúng tôi sẽ giết chết 100 người để trả thù".

Theo như tuyên bố, đây là một hành động đáp trả việc chính quyền Trung Quốc đã ngược đãi nhóm dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ.

Nghi ngờ nhóm người Trung Quốc Duy Ngô Nhĩ liên quan đến sự mất tích bí ẩn của MH370 là không thể tránh khỏi nếu các nhà điều tra kết luận rằng chiếc phi cơ thực sự là nạn nhân của một hoạt động khủng bố. Người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ là một trong số 56 cộng đồng dân tộc thiểu số của Trung Quốc, sinh sống chủ yếu ở khu vực tự trị Tân Cương. Họ vẫn khao khát được sống trong một quốc gia độc lập.

Người Duy Ngô Nhĩ nằm trong diện tình nghi sau khi những bằng chứng xuất hiện. Chuyến bay MH370 đã phải đóng cửa do một vụ khủng bố xảy ra tại nhà ga xe lửa Côn Minh, miền tây nam Trung Quốc, vào ngày 1/3, trong đó những kẻ cầm dao đã giết ít nhất 29 người vô tội. Ngoài ra, trong 227 hành khách trên chuyến bay MH 370 (trừ 12 thành viên tổ bay), ít nhất 153 người là công dân Trung Quốc. Người Duy Ngô Nhĩ cũng có liên quan tới nhóm Jemaah Isslamiyah, một nhánh của tổ chức khủng bố Al-Qeada. Nhóm này hiện diện ở Malaysia, Phillipines và Indonesia.

Tuy nhiên, nhiều nghi vấn được đặt ra và các nhà điều tra vẫn chưa thể kết luận chính thức điều gì.

Chẳng hạn như, nhóm nhận trách nhiệm đã tấn công chuyến bay MH370 không tiết lộ bất kỳ thông tin chi tiết máy bay đã bị rơi như thế nào. Sáu ngày sau khi chiếc phi cơ mất liên lạc, vẫn không ai biết điều gì đã xảy ra với nó. Thông tin này có thể chỉ nhằm làm gia tăng mâu thuẫn giữa người Hàn và người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc.

Ngoài ra, những kẻ khủng bố thực sự hiếm khi tự tuyên bố nhận trách nhiệm. Theo thống kê của một trường đại học, chỉ khoảng 14% trong số 45 nghìn vụ khủng bố xảy ra từ năm 1998 là thủ phạm tuyên bố nhận trách nhiệm.

Hai nghi phạm đã sử dụng hộ chiếc đánh cắp của một một người Áo và một người Italy để lên máy bay. Họ cùng mua vé một chiều từ Pattaya (Thái Lan) và định bay tới châu Âu từ Bắc Kinh. Điều này loại trừ khả năng hai người muốn xin visa Trung Quốc. Thái Lan từng gặp nhiều vấn đề liên quan tới các nhóm khủng bố Hồi giáo như Al-Qaeda ở Đông Nam Á và Trung Quốc nghi ngờ rằng một số người Duy Ngô Nhĩ còn lại có liên quan chặt chẽ với các phần tử khủng bố ở khu vực Đông Nam Á.

Hình ảnh 2 hành khách dùng hộ chiếu bị mất cắp.

Tuy nhiên, câu hỏi quan trong nhất là liệu có bất cứ mối liên hệ nào giữa chiếc máy bay mất tích với vụ tấn công diễn ra tại nhà ga Côn Minh vào ngày 1/3/2014 hay không. Nếu có mối liên hệ bí mật nào, đó thực sự là một tin rất tồi tệ đối với Bắc Kinh.

Liệu Trung Quốc có phải là mục tiêu chính của trùm khủng bố nếu như đây thực sự là một vụ tấn công khủng bố? Và nhóm nào đứng sau vụ máy bay Malaysia mất tích? Đó có thể là người Duy Ngô Nhĩ nhưng thủ phạm thực sự vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ tội ác nào mà chúng gây ra mà không thể đổ tội cho người khác. Những kẻ phạm tội thực sự sẽ không thể che giấu và gây ra nhiều vụ tấn công khác trong tương lai.

Cũng có một khả năng khác rằng không có nhóm khủng bố có tổ chức nào liên quan đến vụ việc này mà có thể chỉ là một người duy nhất. Ai có thể chịu trách nhiệm cho vụ tấn công nếu kẻ đó tự sát?

Dĩ nhiên, các nhân viên dưới mặt đất của hãng Malaysia Airlines cùng nhiều cơ quan khác cũng có lỗi lơ là trách nhiệm. Ban đầu, họ cho phép hai người hai người đàn ông có diện mạo người châu Á lên máy bay mặc dù hộ chiếu của họ là người châu Âu. Sau đó, họ không chịu kiểm tra những hộ chiếu đã bị đánh cắp của hành khách. Nếu nhân viên cẩn trọng hơn, thảm kịch có thể đã không xảy ra.

Hiện giờ, những câu hỏi nghi vấn vẫn chưa có lời giải đáp nhưng hy vọng mọi chuyện sẽ sáng tỏ trong vài tuần tới. Hy vọng, việc phát hiện ra những mảnh vỡ của chiếc máy bay mất tích và khôi phục hộp đen sẽ không mất nhiều thời gian. Việc phát hiện mảnh vỡ sẽ có thể củng cố các giả thuyết rằng chiếc máy bay bị nổ giữa không trung hay chìm dưới biển cả,...

Song Tú (ĐSPL)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.