Một tòa án ở Mỹ vừa ra phán quyết buộc Tập đoàn tài chính khổng lồ JPMorgan Chase của Mỹ phải bồi thường cho tỷ phú Leonid Blavatnik số tiền hơn 42 triệu USD. Tỷ phú Blavatnik đâm đơn kiện JPMorgan Chase sau khi bị thiệt hại nặng nề do cuộc khủng hoảng trên thị trường tín dụng thứ cấp của Mỹ vào năm 2009. Vụ kiện này đã trải qua 5 năm mới đi đến hồi kết.

Với phán quyết của tòa án Mỹ rằng: JPMorgan Chase phải bồi thường cho Leonid Blavatnik số tiền hơn 42 triệu USD, tỷ phú người Mỹ gốc Nga này có thể được coi là đã thắng kiện. Tuy nhiên, số tiền đòi bồi thường hợp đồng được tòa án chấp nhận chỉ chưa bằng một nửa so với số tiền mà ông ta đòi JPMorgan Chase phải trả cho mình.

Tỷ phú Leonid Blavatnik đã thắng kiện và được bồi thường 42 triệu USD từ JPMorgan Chase

Leonid Blavatnik sinh ra và lớn lên ở Liên Xô. Từ khi còn trẻ ông đã nổi tiếng thông minh và ham thích kinh doanh. Cuối thập niên 1970, ông bỏ đại học năm thứ 4 ở Liên Xô để theo cha mẹ sang định cư tại Mỹ. Không lâu sau khi định cư, Blavatnik được nhận vào học ở trường Columbia University và tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành máy tính ở trường này. Năm 1981 ông được nhập quốc tịch Mỹ.

Bước ngoặt cuộc đời bắt đầu đến với Blavatnik khi ông được mời vào làm việc trong chuỗi các cửa hàng Macy's. Tại đây, ông đã đóng góp rất lớn cho kinh doanh thành công của chuỗi cửa hàng này, đặc biệt trong lĩnh vực phục vụ thông tin và truyền thông. Chàng chuyên gia trẻ trở thành một trong những nhân viên xuất sắc nhất, nhiều lần được giám đốc công ty khen ngợi.

Sau đó Blavatnik đề nghị lãnh đạo công ty viết đơn giới thiệu bảo lãnh để mình được vào học tại một trong những trường nổi tiếng nhất thế giới về kinh doanh - Harvard Business School. Năm 1898 Blavatnik ra trường với tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA).

Theo Financial Times, Leonid Blavatnik đã sử dụng các dịch vụ của JPMorgan Chase trên 10 năm và ông đã chuyển cho tập đoàn tài chính này gần 1 tỷ USD dưới dạng các khoản đầu tư. Theo các điều khoản của hợp đồng được ký kết năm 2006 giữa JPMorgan Chase và Quỹ của Blavatnik mang tên CMMF, ngân hàng này phải đầu tư tiền của CMMF vào các tài sản có độ rủi ro thấp.

Tuy nhiên, phần lớn khoản đầu tư đó lại được ngân hàng đặt mua trái phiếu chính phủ Mỹ mà sau đó đã bị mất giá nghiêm trọng sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008. Leonid Blavatnik cho biết, ông ta đã bị mất ít nhất 10% trong tổng số tiền đầu tư gần 1 tỷ USD của mình, do những tính toán sai lầm không đúng với điều khoản hợp đồng đã ký từ phía JPMorgan Chase.

Do vậy, Leonid Blavatnik đã đâm đơn kiện đòi ngân hàng này phải bồi thường cho mình 100 triệu USD, đồng thời cho rằng, ngân hàng đã thất bại trong việc bảo vệ lợi ích của khách hàng. Nhưng tòa án đã từ chối đáp ứng toàn bộ yêu cầu của tỷ phú gốc Nga này.

Thẩm phán Melvina Shvaittsera cho rằng, những lỗi của JPMorgan Chase không nghiêm trọng như cáo buộc của nguyên đơn. Tuy nhiên, tòa án cuối cùng đã thừa nhận rằng tập đoàn tài chính hàng đầu của Mỹ này đã vi phạm hợp đồng.

Ngay sau khi phán quyết của tòa án Mỹ được đưa ra, người đại diện của Leonid Blavatnik bày tỏ không hài lòng với mức bồi thường nêu trên và nhấn mạnh rằng, quyết định này của tòa án “chứng minh cho việc các ngân hàng buộc phải thực hiện trách nhiệm của mình trước các khách hàng”.

Về phần mình, JPMorgan Chase đã tuyên bố không đồng tình với phán quyết của tòa án và nhấn mạnh sẽ xem xét khả năng có các hành động đáp trả cần thiết. Người đại diện của JPMorgan Chase cũng như nhiều nhà đầu tư khác lý giải, trái phiếu chính phủ Mỹ trước thời điểm xảy ra khủng hoảng vẫn được coi là các khoản đầu tư an toàn.

Ngoài ra, JPMorgan Chase còn cho rằng nguyên đơn trong vụ kiện này đã không xem xét các điều kiện quản lý vốn với mức rủi ro bằng không. JPMorgan Chase cũng biện rằng, khi thị trường bắt đầu sụp đổ vào mùa hè năm 2007, cố vấn đầu tư độc lập của Blavatnik đã yêu cầu giữ nguyên số trái phiếu chính phủ Mỹ và không được bán.

Để đi đến kết quả như ngày nay, tỷ phú Mỹ gốc Nga đã phải mất 5 năm đấu tranh pháp lý với một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới bị phá sản do khủng hoảng tài chính. Vụ kiện có lúc tưởng chừng rơi vào bế tắc, nhưng cuối cùng những nỗ lực không mệt mỏi của Blavatnik đã được đền đáp.

Tỷ phú Leonid Blavatnik xếp hạng thứ 44 trong danh sách những người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bầu chọn. Tài sản của ông ước tính khoảng 16 tỷ USD.

JPMorgan Chase được thành lập vào năm 2000 thông qua việc sáp nhập ngân hàng Chase Manhattan và JP Morgan. Tổ chức tín dụng này hoạt động với thương hiệu JPMorgan Chase và có chi nhánh tại 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, hơn 240.000 nhân viên và tài sản ước tính lên tới hơn 2.200 tỷ USD.

Ngoài vụ kiện tụng với tỷ phú Leonid Blavatnik, ngân hàng JPMorgan Chase cũng liên quan tới một vụ án khác, trong đó hai cựu nhân viên của họ bị cáo buộc là biển thủ hàng trăm triệu USD.

Theo công tố viên New York, cáo buộc biển thủ hàng trăm triệu USD đã được ban ra đối với hai cựu nhân viên của một trong những ngân hàng Mỹ lớn nhất thế giới, JPMorgan Chase. Năm 2011, ngân hàng này đã cáo buộc và nộp đơn kiện lên tòa án đối với hai nhân viên của mình vì đã làm thiệt hại khoảng 6,2 tỷ USD, trong số đó hai nhân viên này đã bỏ túi riêng hàng trăm triệu USD.

Theo truyền thông Mỹ, hiện nay hai nhân viên JPMorgan Chase, một đang sống ở Tây Ban Nha và một người khác sống ở Pháp. Các luật sư của hai bị đơn này tuyên bố thân chủ của họ không có lỗi trong hoạt động của mình.

Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, nếu trong trường hợp lỗi của hai cựu nhân viên JPMorgan Chase được chứng minh là có thật thì họ sẽ phải đối mặt với bản án lên đến 25 năm tù.

Danh Nguyễn (Thời báo ngân hàng)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Vụ kiện 100 triệu USD của tỷ phú gốc Nga với JPMorgan Chase

    Vụ kiện 100 triệu USD của tỷ phú gốc Nga với JPMorgan Chase

    30/08/2013 1:23 PM

    Một tòa án ở Mỹ vừa ra phán quyết buộc Tập đoàn tài chính khổng lồ JPMorgan Chase của Mỹ phải bồi thường cho tỷ phú Leonid Blavatnik số tiền hơn 42 triệu USD. Tỷ phú Blavatnik đâm đơn kiện JPMorgan Chase sau khi bị thiệt hại nặng nề do cuộc khủng hoảng trên thị trường tín dụng thứ cấp của Mỹ vào năm 2009. Vụ kiện này đã trải qua 5 năm mới đi đến hồi kết.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.