Còn xét trên góc độ kinh tế, gà trái ngược với ô tô. Gà được nuôi nguyên con, thế nhưng giá trị của gà được tối ưu một khi gà được chia thành từng phần.

Ảnh: Economist

Không chỉ riêng người phương Tây ngày một thích ăn thịt gà. Thu nhập tăng cao cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu thịt tại nhiều nước nghèo cũng tăng cao. Kết quả, giờ đây thịt gà đang là loại thịt được giao dịch nhiều nhất thế giới, theo bài báo mới đây trên Economist.

Còn xét trên góc độ kinh tế, gà trái ngược với ô tô. Gà được nuôi nguyên con, thế nhưng giá trị của gà được tối ưu một khi gà được chia thành từng phần.

Dù người phương Tây thích thịt trắng, nhiều người ở châu Á và châu Phi thích thịt màu, tức phần chân và đùi gà. Ưu tiên tiêu dùng của họ được phản ánh trong giá cả bán tại địa phương: tại Mỹ, thịt ức gà đắt hơn đến 88% so với thịt đùi; tại Indonesia, giá thịt ức rẻ hơn thịt đùi 12%.

Chênh lệch giá đùi gà còn lớn hơn. Nhiều người phương Tây không quen ăn chân gà và họ thấy rất kỳ lạ với điều này, thế nhưng trong thực đơn của người Trung Quốc, chân gà giữ vị thế quan trọng. Trung Quốc hiện mỗi năm đang nhập khẩu khoảng 300 nghìn tấn chân gà.

Việc mỗi nước chuyên sản xuất một loại sản phẩm cũng giúp cho thương mại phát triển. Mỹ và Braxin là 2 nước xuất khẩu gà lớn nhất, đồng thời cũng cung cấp nhiều thức ăn chăn nuôi – chi phí cực kỳ quan trọng trong chăn nuôi gia cầm.

Trong khi đó, Thái Lan và Trung Quốc thống trị thị trường thịt chế biến vốn cần đến nhân công rẻ và lành nghề. Nga và Ukraina, trước đây từng nhập khẩu nhiều thịt gà, giờ đây chuyển sang xuất khẩu ròng khi mà ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của họ phát triển.

Những nhà sản xuất bán thịt ra nước ngoài đối mặt với nhiều rủi ro. Con gà đã trở thành chủ đề chính trong nhiều cuộc đàm phán thương mại. Trung Quốc áp thuế đối với gà Mỹ vào năm 2010 và sau đó cấm toàn bộ nhập khẩu thịt gà Mỹ vào năm 2015 sau khi dịch cúm gà bùng phát.

Giới quan sát bi quan về khả năng lệnh cấm nhập khẩu sẽ được gỡ bỏ dù điều này đương nhiên khiến người nông dân Mỹ không hài lòng, họ muốn xuất được khoảng 20 tỷ chân gà họ sản xuất ra mỗi năm, giờ đây chân gà bị sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

Tương tự như vậy, Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập thịt gà Mỹ vào năm 1997 bởi những lo lắng về tiêu chuẩn vệ sinh.

Dù sự phát triển bùng nổ của ngành thịt gà tốt cho người tiêu dùng, những người ủng hộ động vật lo ngại rằng sự phát triển của ngành gây hại nhiều cho loài gà. Bà Vicky Bond của Humane League, một tổ chức bảo vệ động vật, chỉ ra kích cỡ quá to của những con gà hiện đại gây ra nhiều vấn đề tồi tệ nhất.

Tại Colchester, những con gà kém phản ứng với con người đến nỗi mà chúng trông giống như những xác sống. Trên thực tế, nhiều con gà hiện đại có kích cỡ lớn đến mức mà chúng khó có thể tự phối giống.

Tại Hà Lan, gần đây người ta không khỏi phàn nàn về “những con gà phát nổ” tức là những con gà có kích cỡ lớn quá mức, nhiều nhà bán lẻ chuyển sang các loại gà nhỏ hơn, lớn chậm hơn.

Những lo lắng về sức khỏe của gia cầm cũng khiến cho EU thông qua một trong những luật bảo vệ động vật khắt khe nhất. Những lò ấp trứng chạy bằng pin bị cấm vào năm 2012. Tuy nhiên tại Mỹ, để thay đổi được luật khó khăn hơn rất nhiều, đặc biệt ở cấp độ liên bang.

Tuy nhiên, vào tháng 11/2018, Mỹ cũng đã có sự thay đổi luật. Theo đó, các nhà làm luật sẽ cấm bán thịt lợn, trứng từ những con vật bị nuôi trong lồng, như vậy luật của Mỹ đã gần hơn với luật châu Âu. Luật này ảnh hưởng đến tất cả những nhà sản xuất thịt muốn bán tại California, gây áp lực buộc họ phải thay đổi cách chăn nuôi.

Trung Mến (bizlive)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.