Trên thực tế có nhiều startup ra đời từ những đồng sáng lập rất thông minh, nhưng rồi họ vẫn thất bại.
Tháng 7 năm 2014, một nhóm gồm toàn những kỹ sư thông minh vừa mới tốt nghiệp, phát hiện ra một thị trường tiềm năng và quyết định thành lập công ty.
Nền tảng của ý tưởng kinh doanh này nằm ở việc phát triển và thiết lập các tùy chỉnh mang tính cá nhân cho ngôi nhà của bạn, nơi mà bạn sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để sử dụng và tương tác. Tương tự như các gợi ý tìm kiếm trên Google hay các bài báo trên tường nhà Facebook, vốn được thu thập dựa trên thói quen của bạn.
Họ cho ra đời Lumos, công ty khởi nghiệp chuyên phát triển hệ thống điều khiển kết nối với Internet để giúp người dùng thiết lập tùy chỉnh cá nhân cho các tiện nghi trong ngôi nhà của mình
Người dùng sẽ mua và cài đặt hệ thống này trong nhà của họ, nơi nó sẽ ghi nhớ các dữ kiện thu được từ hành vi của gia chủ, chẳng hạn như lịch trình đi và về hoặc khung thời gian mà mỗi thiết bị trong nhà được sử dụng, sau đó lập trình để tự động hóa mọi thứ sao cho phù hợp với thói quen của chủ nhà nhất.
Quả là một ý tưởng táo bạo đúng không? Nếu thành công, Lumos sẽ mở ra một thị trường mới với trị giá vài tỷ đô la chứ chẳng ít.
Nhưng cuối cùng họ lại thất bại, đánh mất cơ hội trở thành Apple, Google, Facebook tiếp theo.
Vì sao Lumos thất bại? Các nhà sáng lập đều rất thông minh và tham vọng; họ làm việc ít nhất 14 tiếng một ngày trong vòng 5 đến 6 tháng liên tiếp. Làm sao mà điều này lại xảy ra được?
Lí do thì có rất nhiều: ê kíp chưa hết mình, sản phẩm chưa được chạy thử, ban quản trị đánh giá sai nhu cầu thị trường, tính toán thiếu chính xác cơ cấu chi phí và nhiều điều khác.
Tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi nhất chính là ý tưởng chưa thực sự chín muồi, mức độ sẵn sàng của thị trường để đón nhận sản phẩm không rõ ràng và cơ cấu chi phí thiếu tính hợp lý. Bản thân các thành viên sáng lập cũng có nhiều hoài nghi nhưng không ai công khai và mình bạch về nó, từ đó dẫn đến tình trạng chôn vốn, tiến thoái lưỡng nan.
Có thể thấy, người thông minh cũng có lúc đưa ra những ý tưởng tồi. Thực tế thì chuyện này diễn ra khá thường xuyên.
Mấu chốt của hiện tượng này nằm ở công thức giả định bên dưới:
Thông minh = Luôn luôn đúng = Thành công?
Công thức này khiến chúng ta rơi tình huống rất khó để thừa nhận mình đã phạm sai lầm vì nếu làm thế chẳng khác nào ta tự nhận mình kém thông minh và không thành công. Chẳng ai muốn cảm thấy hay bị nhìn nhận theo cách này.
Bên cạnh đó còn có định kiến chôn vốn, nghĩa là bạn không thể lấy lại những gì đã đầu tư. Đây chính là sai lầm của Lumos, họ không thể từ bỏ ý tưởng ban đầu và đành phải chịu đựng kết quả thu lỗ kéo dài.
Thành công thường được nhìn nhận qua những thứ hào nhoáng như một chiếc xe xịn, một căn nhà to, mức lương khủng, những bộ quần áo thời thượng, vv…Nhưng ít ai hiểu rằng thành công đó phải được đánh đổi bằng rất nhiều lần thất bại trước đó.
Bài học thành công của thương hiệu máy hút bụi James Dyson là một minh chứng rõ ràng cho luận điểm trên.
Bạn nhìn thấy tên nhà sáng chế trên thiết bị hút bụi và trên bộ nhận diện thương hiệu. Cái bạn không nhìn thấy là 5,126 lần thất bại để phát triển thành công chiếc máy này. Đúng vậy, bạn không thấy đến 5,126 lần thất bại đấy.
Vậy công thức thành công chúng ta nên dùng là gì? Trông nó sẽ thế này:
Thông minh thật sự = Đúng + Sai = Thành công
Nếu bạn tin rằng mặt khác của thất bại là tiến bộ, và mọi sai lầm đều đóng góp một phần vào thành công trong tương lai, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy tích cực và tự tin hơn rất nhiều
Hãy chứng minh mình sai
Bạn cho rằng ý tưởng của mình thật hoàn hảo? Không đâu, hãy tự mình kiểm chứng; cứ xem đây là cách bạn nỗ lực đầu tư vào bản thân.
Cần nhấn mạnh rằng thất bại đồng nghĩa với tiến bộ và mọi sai lầm đều là nền tảng cho thành công. Không quan trọng bạn đầu tư bao nhiêu vốn liếng và tài sản vào một ý tưởng nào đó, bạn vẫn cần phải hoài nghi, thách thức để hoàn thiện nó hơn nữa.
Một trong những cổ phiếu thành công nhất trong 30 năm qua mà ít ai biết đến có tên là Balchem, với mức tăng trưởng là 107,099 phần trăm kể từ năm 1985. Một trong những bí quyết của Balchem là thừa nhận và học hỏi từ sai lầm của mình. Giá cổ phiếu của họ nhanh chóng áp đảo Apple, Amazon và các công ty hàng đầu cùng thời.
Phần lớn của thành tích kì diệu đó đến từ niềm tin cội rễ rằng để có được thành công, thất bại là con đường nhất định phải trải qua.
Đánh giá lại những nỗ lực của mình
Một trong những cách để vượt qua định kiến chôn vốn là đánh giá các nỗ lực mà bạn đã bỏ ra như những chọn lựa chứ không phải nghĩa vụ cần hoàn thành.
Ví dụ, nếu bạn bỏ tiền cho bất kỳ thứ gì, hãy nhìn nhận giá trị của nó trong tương lai. Bạn không nhất thiết phải giữ khư khư kế hoạch ban đầu. Hãy nhớ rằng Twitter vốn là một nền tảng được xây dựng cho podcasting (phát thanh ghi âm). Các nhà sáng lập của Twitter đã không cố chấp giữ lấy ý tưởng ban đầu, việc Twitter đã thay đổi thế giới như thế nào hẳn bạn đã rõ. Đừng tự đóng khung trong chính ý tưởng của mình.
Quan điểm mới: Khờ khạo cũng là thông minh
Người thông minh thực sự không bao giờ hài lòng về những gì mình biết. Họ luôn muốn vươn ra thế giới và học học nhiều hơn, trải nghiệm thêm nhiều điều mới mẻ. Những người kém thông minh thường rất lười học, họ chỉ thụ động tiếp thu một vài kiến thức rồi tự hài lòng về chính mình, nói cách khác là họ không phát triển.
Trao dồi là con đường cốt lõi dẫn đến thành công. Mục đích của việc sống là để phát triển và hoàn thiện chính mình thông qua tiếp thu kiến thức.
Hãy ôn lại và trân trọng các thất bại đã trải qua, cũng như có cái nhìn đúng đắn về các nỗ lực của bạn cho từng dự án. Làm được điều này, con đường dẫn bạn đến các ý tưởng đột phá sẽ không còn xa nữa.
Trần Nguyên Phúc (Trí thức trẻ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.