Tờ Washington Post nhận định, việc ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là tín hiệu tốt cho lao động Việt Nam.
Trong bài viết mới đăng tải cách đây ít ngày, Washington Post đã phân tích những ảnh hưởng từ TPP đến các nước thành viên và các công ty đa quốc gia thông qua thị trường Việt Nam và tập đoàn Nike.
Xu thế “thuê ngoài” gia tăng
Washington Post đưa ra nhận định của Tổng thống Mỹ Barack Obama về Hiệp định TPP ký kết với một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, khi ông đến thăm trụ sở Nike tại Oregon.
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Ông Obama cho rằng, việc gia nhập TPP sẽ thúc đẩy các nước thành viên phải thực hiện chặt chẽ hơn những quy định về tiêu chuẩn lao động. Tổng thống nhấn mạnh, hầu hết sản phẩm của Nike được sản xuất theo hợp đồng thuê ngoài (outsource) tại những cơ sở sản xuất ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hậu quả là đã có nhiều vụ bê bối liên quan đến điều kiện sản xuất không đạt tiêu chuẩn, trả lương quá thấp… đã xảy ra tại những nhà máy hợp đồng này của Nike.
Theo nhiều chuyên gia, đây là một mặt trái của quá trình toàn cầu hóa. Khi xu thế “thuê ngoài” của các tập đoàn đa quốc gia tăng cao, những nước kém phát triển sẽ chạy đua để giữ mức lương tiêu chuẩn thấp nhằm cạnh tranh thu hút nhà đầu tư.
Washington Post ước tính có khoảng 1/3 tổng số công nhân sản xuất sản phẩm của Nike hiện làm việc tại Việt Nam. Nếu Việt Nam gia nhập TPP, sản phẩm Nike từ Việt Nam sẽ có lợi thế khi được miến giảm thuế vào thị trường Mỹ.
Ngoài ra, tập đoàn Nike sẽ được gia tăng quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ nhằm chống lại hành vi sản xuất hàng giả tại đây. Bên cạnh đó, Nike cũng có thể khởi kiện ra tòa án quốc tế nếu cảm thấy bị đối xử bất bình đẳng so với những công ty nội địa khác.
Hơn nữa, các công ty dịch vụ tài chính Mỹ cũng sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn tới thị trường Việt Nam khi chính phủ đang dần mở cửa và ngành ngân hàng đang được tái cơ cấu.
Lợi thế nhân công giá rẻ
Theo Washington Post, điều này sẽ dẫn đến một xu thế đầu tư lớn vào sản xuất giày dép và may mặc tại Việt Nam. Trái ngược lại, ngành sản xuất giày dép và may mặc tại một số nước sẽ bị suy giảm như Trung Quốc, Trung Mỹ và Pakistan do chi phí nhân công cao.
Kiểm tra chất lượng tại một nhà máy của Nike ở Việt Nam. (Ảnh: vibonline.com.vn)
Tờ này nhận định mức lương tại Việt Nam cũng đang dần tăng lên trước khi TPP được thực hiện do một số thỏa thuận thương mại đã được ký kết trước đó, qua đó ảnh hưởng tích cực đến thị trường sản xuất. Ngày càng có nhiều công nhân chuyển từ khu vực sản xuất bất hợp pháp, nhỏ lẻ sang khu vực sản xuất chính thức.
Với những minh chứng trên, nhiều chuyên gia kinh tế tin rằng, các hiệp định thương mại sẽ giúp người lao động tại các quốc gia đang phát triển được hưởng lợi. Tuy nhiên, chuyên gia Gary Burtless của Viện Brookings, lo ngại rằng, tại Việt Nam tiêu chuẩn lao động còn thấp và có thể những lợi ích từ TPP sẽ không đến được với người công nhân.
Theo Wasington Post, các hiệp định thương mại cần được thực hiện với điều kiện đảm bảo quyền lợi kinh tế cũng như tiêu chuẩn cơ bản của người lao động. Với những tuyên bố chính thức của Tổng thống Obama gần đây, Wasington Post cho rằng một danh sách các tiêu chuẩn quốc tế sẽ được liệt kê trong một thỏa thuận phụ riêng biệt với TPP.
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Lao động Mỹ Tom Perez vẫn chưa tuyên bố khi nào các điều kiện này cần phải tuân thủ một cách đầy đủ. “Chúng tôi sẽ không ép Việt Nam trở thành Đức (nổi tiếng về tính kỷ luật) qua một đêm. Chúng tôi mong muốn một loạt những cải cách và việc loại bỏ hàng rào thuế quan để Việt Nam có hệ thống kinh tế tốt hơn,” ông Tom Perez nói.
Các chuyên gia đang chờ đợi xem Nhà Trắng sẽ có giải pháp gì để nâng cao tiêu chuẩn lao động tại các quốc gia tham gia đàm phán TPP.
Trần Ngọc (VOV)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Anh muốn tham gia TPP sau khi rút khỏi EU

    Anh muốn tham gia TPP sau khi rút khỏi EU

    03/01/2018 7:45 PM

    Gần đây, Anh tổ chức một cuộc hội đàm không chính thức, bàn về việc tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

  • “Cứu sống” TPP mới chỉ là bước đầu

    “Cứu sống” TPP mới chỉ là bước đầu

    13/11/2017 10:26 PM

    Tất các nước đều phải xem xét đánh giá lại yêu cầu, lợi ích cũng như những điểm cân bằng để duy trì hiệp định này ở chất lượng cao.

  • Đàm phán về TPP giữa 11 nước đã gần đi đến đích cuối cùng

    Đàm phán về TPP giữa 11 nước đã gần đi đến đích cuối cùng

    03/11/2017 9:27 PM

    Theo trang tin Globe and Mail của Canada, các cuộc đàm phán về việc thực thi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 11 nước (không bao gồm Mỹ) đã gần đi đến đích cuối cùng trước thềm Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam.

  • Chưa thể đạt được thỏa thuận về hiệp định sẽ thay thế TPP trong năm nay

    Chưa thể đạt được thỏa thuận về hiệp định sẽ thay thế TPP trong năm nay

    11/09/2017 2:26 PM

    Thay vào đó, bộ trưởng các nước tham gia đàm phán RCEP cho biết họ sẽ cố gắng để đạt được những bước tiến lớn vào tháng 11 tới.

  • TPP liệu có tan rã?

    TPP liệu có tan rã?

    23/03/2017 8:52 PM

    Bất chấp tuyên bố mạnh mẽ, bộ trưởng thương mại các nước trong cuộc họp tại Chile tuần trước vẫn phải chấp nhận thực tế là triển vọng Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang rất yếu...

  • Bloomberg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP

    Bloomberg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP

    29/01/2017 7:10 PM

    Hiệp định TPP bất thành "sẽ khiến chúng tôi phải mở rộng sang các thị trường khác", ông Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết trên Bloomberg, "Chúng tôi có nhiều tiềm năng tăng xuất khẩu" sang các thị trường tại ASEAN, hoặc "một số quốc gia trong khu vực có hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, như Hàn Quốc hay Nhật Bản".

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.