Trong thời đại ngày nay văn hóa trở thành một yếu tố rất quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, việc xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp không phải là công việc dễ dàng. Bài viết này đề cập đến việc xây dựng Văn hóa “Có thể làm” và Văn hóa “Học tập” giúp tổ chức phát triển và thích ứng được với những sự thay đổi của môi trường.

Để làm được điều đó người lãnh đạo cần quyết tâm, có tầm nhìn và thực hiện các quy trình xây dựng tổ chức một cách nghiêm ngặt.

Xây dựng văn hóa “có thể làm”

“Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền” câu nói này rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, tuy nhiên để nó trở thành suy nghĩ và hành động của mỗi người không phải là việc dễ dàng. Tâm lý ngại khó, sợ thất bại, sợ bị chê cười luôn ngự trị trong mỗi con người. Một tổ chức, một xã hội nếu để cho tâm lý này lấn át sẽ ảnh hưởng đến sự sáng tạo, đổi mới, phát triển đi lên. Chính vì vậy, tạo dựng văn hóa “có thể làm” có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức và cộng đồng.

Để làm được điều này, người lãnh đạo cần thiết lập cơ chế khuyến khích và tạo ra một môi trường, văn hóa trong đó mỗi cá nhân xua tan đi cái tôi của mình hướng tới thực hiện những mục tiêu và sứ mệnh cao cả.

Văn hóa đó có thể bắt đầu bằng những công việc như đề ra những biện pháp khuyến khích sự sáng tạo, mạnh dạn trong suy nghĩ và hành động. Tổ chức cần cổ vũ việc áp dụng cái mới vào công việc. Một yếu tố khác để phát triển văn hóa có thể làm là những người lãnh đạo không nên trừng phạt những thất bại khi áp dụng những cái mới. Ngược lại, phải luôn khuyến khích, khen thưởng khi thành công, động viên an ủi khi thất bại. Người lãnh đạo mang đến tinh thần tự tin làm việc cho đội ngũ nhân viên của mình.

Xây dựng văn hóa học tập

Xây dựng một tổ chức học tập, một cộng đồng học tập có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng và tổ chức. Trong bối cảnh môi trường luôn có sự biến động nhanh chóng như hiện nay, chỉ có việc liên tục học tập mới giúp cho tổ chức và cộng đồng tồn tại và phát triển.

Định nghĩa tổ chức học tập “Tổ chức học tập là một tổ chức thành thạo trong việc tạo ra, thu thập, chuyển giao kiến thức, hành thạo trong thay đổi hành vi của nó phản ánh những hiểu biết và sáng tạo mới” (Bài đọc David A. Gavin).

Để xây dựng văn hóa học tập cho tổ chức, người lãnh đạo phải tạo ra thói quen và quy trình học tập theo định nghĩa ở trên. Trước hết, người lãnh đạo phải khuyến khích mọi thành viên trong tổ chức và cộng đồng học tập bằng cơ chế thưởng phạt. Luôn truyền đạt đến nhân viên thông điệp, ý nghĩa tầm quan trọng của việc học tập. Yêu cầu giải quyết công việc một cách khoa học, sáng tạo việc này sẽ đòi hỏi nhân viên phải luôn trau dồi kiến thức và học tập không ngừng.

Ngoài ra, người lãnh đạo cũng tạo những cơ chế để các thành viên trong tổ chức học tập lẫn nhau, học tập rút kinh nghiệm từ những thành công và thất bại thực tế của tổ chức. Sự truyền đạt giữa các thành viên và học tập từ thực tế thu được hiệu quả cao. Khuyến khích tinh thần làm việc nhóm, truyền thông xuyên suốt trong tổ chức.

Những kiến thức, kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu được xem như là tài sản có giá trị của công ty. Mỗi thành viên có thể sử dụng tài sản này phát triển bản thân và xây dựng tổ chức.

Đồ Nghệ
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.