Phóng viên Eunice Yoon của hãng tin CNBC (Mỹ) đã có dịp đến một trong những điểm nóng nguy hiểm nhất của châu Á, trên một chiếc tàu Việt Nam ra biển Đông, và cô chứng kiến cuộc đấu tranh không mệt mỏi của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam chống lại việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép.
Ảnh: Tàu tuần duyên TQ huy hiếp tàu Việt Nam

Chúng tôi rời thành phố cảng Đà Nẵng trên một tàu tuần duyên Việt Nam, lướt sóng suốt đêm và đến sáng thì chúng tôi có cái nhìn sơ lược về cuộc xung đột. Khi lên boong, chúng tôi trông thấy ngay một tàu chiến TQ.

Khi đến gần giàn khoan, chúng tôi chuyển qua một chiếc tàu lớn hơn, để có thể chạy nhanh hơn vô số tàu TQ mà chúng tôi có thể đối mặt.

Tàu lao vào bóng đêm, chúng tôi vượt sóng biển đến chiếc tàu 1.600 tấn CSB-8003 đã nhận lệnh tuần tra khu vực gần giàn khoan.

Ở đó, tôi gặp thủy thủ đoàn CSB-8003 dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Nguyễn Văn Hưng.

Mỗi ngày, thuyền trưởng Hung cùng 30 thủy thủ cố gắng đưa tàu tiếp cận giàn khoan, để nhắc nhở người TQ về chủ quyền vùng biển của Việt Nam.

Hôm ấy, tôi được biết tàu TQ có tới 110 chiếc tàu, Việt Nam chỉ có 5 chiếc. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không làm thuyền trưởng Hưng nản lòng. Anh nói: “Rõ ràng giàn khoan này ở trong lãnh hải Việt Nam, EEZ và thềm lục địa của Việt Nam”.

Chúng tôi lao thẳng đến giàn khoan Hải Dương 981 cao 40 tầng và có giá 1 tỷ USD, theo CNOOC.
Truyền hình Mỹ CNBC làm video phóng sự về cuộc chiến của Cảnh sát biển VN:
Chúng tôi được cảnh báo có 8 tàu TQ đang lao đến chặn chiếc CSB-8003. Khi còn cách giàn khoan khoảng 8 hải lý (15 km), một tàu tuần duyên TQ chặn hướng tiến của chúng tôi, một chiếc khác lao vào chúng tôi.

Chiếc tàu cảnh sát biển Việt Nam dùng loa phát bằng tiếng Việt, Hoa và Anh, cảnh báo người TQ nên chấm dứt hoạt động khoan thăm dò và rời khỏi vùng biển tranh chấp.

Ngày hôm sau, chúng tôi chứng kiến thủy thủ đoàn làm lễ chào cờ trước các nhà báo Việt Nam sẽ đưa tin về sự kiện này đến toàn dân tộc Việt Nam.

Việt Nam đang đối mặt với cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất với TQ từ sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 giữa hai nước. Chính phủ Việt Nam muốn nhân dân của họ biết rằng Việt Nam sẵn sàng đương đầu với TQ.

Nhiều quốc gia có bờ biển dọc biển Đông sợ TQ ngày càng giàu có, quyền lực hơn, cuộc chiến sẽ càng trở nên không ngang bằng.

Họ lo TQ muốn độc chiếm biển Đông có nguồn cá dồi dào, tuyến hàng hải cùng nguồn tài nguyên năng lượng tiềm năng. Nên tất cả các nước này sẵn sàng tham gia vào cuộc đấu tranh trên biển.

Vài phút sau, tàu hụ còi và chúng tôi lại hướng tới giàn khoan. Một tàu tuần duyên TQ lao đến chặn chúng tôi. Thủy thủ Việt Nam nói đó là một trong 9 chiếc tàu TQ đột ngột xuất hiện phía sau chúng tôi. Chiếc tàu ấy cơ động, di chuyển nhanh, sẵn sàng đâm va bất kỳ lúc nào. Nó chỉ cách chúng tôi 100 mét trước khi quay trở lui khi chúng tôi tăng tốc tránh xa.

Tôi được cho biết các tàu kiểm ngư nhỏ hơn rất hay bị đâm va và bị phun nước.

Một trong các thủy thủ là Đại tá Trần Văn Hậu, nói với tôi rằng hồi đầu tháng 6, tàu TQ tấn công một chiếc tàu mà ông có mặt.

Ông giải thích: “Ban đầu, chỉ có một chiếc tàu TQ rượt chúng tôi, rồi thêm hai chiếc nữa kẹp hai bên mạn tàu chúng tôi. Một chiếc tàu TQ tăng tốc và đâm thẳng vào mạn phải đuôi tàu chúng tôi. Khi chúng lại tăng tốc và tiếp tục đâm va tàu chúng tôi làm thủng 4 lỗ”.

Cái nhìn từ Trung Quốc

Chỉ trên một chuyến bay ngắn từ Việt Nam, tôi phát hiện người dân TQ có cái nhìn hoàn toàn khác về cuộc xung đột. Ngư dân TQ ở đảo Hải Nam khoái chí. Hòn đảo phía nam này là nơi xuất phát ra biển Đông của tàu đánh cá xa bờ và các tàu chiến TQ.

Chuyên gia hàng hải Wu Shicun của Học viện quốc gia nghiên cứu biển Đông đưa tôi vào kho tàng thư, để cho tôi xem nhiều bản đồ, gồm bộ bản đồ “đường 9 đoạn” bất hợp lý mà Bắc Kinh tin là xác định được lãnh thổ TQ trên biển Đông.

Tiến sĩ Wu nói đó là lý do TQ cảm thấy họ có quyền hạ đặt giàn khoan ở gần quần đảo Hoàng Sa. Và tại sao người TQ rất phẫn nộ tàu Việt Nam đâm va tàu của họ hơn 1.000 lần.(Đây là điều Bộ Ngoại giao Trung Quốc hoàn toàn bịa đặt - MTG)

Ông nói: “Điều TQ đang làm là bảo vệ giàn khoan của chúng tôi. Sự thật là TQ nay đang trở thành một cường quốc có tầm ảnh hưởng. Nên TQ có quyền lợi riêng để bảo vệ ?!)”.

Bắc Kinh đổ thừa trách nhiệm cho Mỹ gây rối trên biển với chủ trương “xoay trục về châu Á”, bằng cách ủng hộ các nước lân cận như Philippines và Việt Nam đối đầu với TQ. Yi nói Washington không chơi đúng luật của một nhà trung gian trung thực.

Ông nói: “Mỹ muốn là huấn luyện viên của vài quốc gia. Mặt khác, Mỹ muốn là trọng tài hoặc giám khảo. Điều đó gây cho chúng tôi khó chịu”.

Mỹ đã kêu gọi TQ rút giàn khoan và tất cả các bên giải quyết căng thẳng một cách ngoại giao.

Yi nhấn mạnh TQ sẽ tiếp tục giữ giàn khoan tại chỗ, nhưng hy vọng đạt được một giải pháp hòa bình.

“Dĩ nhiên, chúng tôi sẽ không dồn người bạn Việt Nam của chúng tôi vào góc kẹt, vì đấy không phải là phong cách Trung Hoa”, Yi nói.
Trần Trí (Một thế giới)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.