Trong những phút cuối cùng của chính phủ dân sự Thái Lan, đại diện các đảng phái và bộ trưởng được giao làm một bài tập duy nhất, đó là giải quyết khủng hoảng chính trị. Cuối buổi "làm bài" không có kết quả, Tư lệnh quân đội Thái đứng lên và nói: 'Xin lỗi nhé, tôi nắm quyền".

Diễn biến của cuộc họp các phe phái chính trị đối lập ở Thái Lan hôm thứ năm vừa rồi vừa được những người trong cuộc tiết lộ. Tham gia cuộc họp do quân đội triệu tập này có đại diện các chính đảng quan trọng nhất, bốn vị bộ trưởng của chính phủ tạm quyền, ủy viên Ủy ban Bầu cử quốc gia và một số thượng nghị sĩ. Họ được yêu cầu đưa ra giải pháp nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị đã chia rẽ Thái Lan gần một thập kỷ nay.

Tư lệnh quân đội Hoàng gia Thái Lan Tướng Prayuth Chan-ocha. Ảnh:Reuters.

Lúc đó, những người tham gia không hay biết là họ chỉ có hai giờ để vạch ra lối thoát. Từ lúc 4h30 chiều, phòng họp ở Câu lạc bộ Quân đội bị vây kín bởi các binh sĩ vũ trang đầy mình. Người đứng ra triệu tập cuộc họp này, tướng General Prayuth Chan-ocha, chẳng bao lâu sau đó sẽ trở thành người nắm lấy quyền bính.

Cuộc họp được hai nghị sĩ tham gia tái hiện lại với AFP, trong đó các dấu hiệu cho thấy tướng Prayuth không có ý định chờ họp hành thương lượng dài dòng. Có lẽ ông này đã có kế hoạch sẵn trong đầu nhằm vô hiệu hóa bất cứ ai muốn phản đối đảo chính. Cuộc họp nhanh chóng cho thấy ông sẵn sàng cho điều mà những người biểu tình đòi hỏi lâu nay: lật đổ chính phủ nếu đôi bên không đạt đến nhân nhượng.

Khi ông Prayuth tuyên bố thiết quân luật hôm thứ ba, ông khẳng định chỉ muốn buộc các bên ngồi lại đàm phán. Hôm thư tư, ông triệu tập các đối thủ chính trị. Sau cuộc họp thứ nhất dài hai tiếng, mọi người được yêu cầu đưa ra các đề xuất để chấm dứt khủng hoảng.

Những người dự họp đều được lệnh bỏ điện thoại di động ở ngoài, số binh sĩ gác phòng họp tăng lên, súng ống đầy mình. Tướng Prayuth mở đầu phiên họp tiếp theo, nói rằng mục đích của ông là mang lại hòa bình.

"Điều tôi đang làm là vì lợi ích an ninh", ông nói.

Một giờ đồng hồ nữa trôi qua, vẫn không có thỏa thuận nào được đưa ra. Việc bàn luận tập trung vào một điểm mấu chốt: chính phủ sẽ ra đi như thế nào.

Cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva thuộc phe Dân chủ đối lập nói rằng chính phủ nên biết hy sinh vì lợi ích quốc gia và từ chức. Một số người khác nói các cơ quan chính quyền nên "nghỉ phép". Một số lạ nêu ý kiến các bộ trưởng lần lượt hoặc đồng loạt từ chức.

Các quan chức chính phủ khẳng định "họ không thể làm như vậy, bởi họ được trao quyền lực bởi tay nhân dân, không thể muốn từ chức là từ chức", cựu nghị sĩ đảng Dân chủ Sirichoke Sopha kể lại.

Sau đó thủ lĩnh biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban (phe Dân chủ) hội ý riêng với lãnh đạo phe áo đỏ Jatuporn Prompan - đại diện những người ủng hộ anh em ông Thaksin. Họ bàn bạc với nhau 45 phút. Sau đó, cả hai ra nói thì thầm với tướng Prayuth vài phút trong một góc phòng.

Khi cuộc họp đông đảo tiếp tục, tướng Prayuth hỏi Bộ trưởng Tư pháp Chaikasem Nitisiri rằng chính phủ sẽ từ chức hay tiếp tục. "Chúng tôi không từ chức", Chaikasem đáp.

Tướng Prayuth liền nói với đại diện Ủy ban Bầu cử Quốc gia khỏi cần lập kế hoạch bầu cử. Ông cũng đề nghị đại diện của Thượng viện đừng mất công viện dẫn một điều khoản hiến pháp nhằm gây sức ép để chỉ định một thủ tướng lâm thời mới.

Kế đó, Prayuth đứng thẳng lên. "Xin lỗi nhé, tôi nắm quyền" từ giây phút này, viên tướng nói một cách bình thản.

Ánh Dương (VnExpress0
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: Thái, thái