Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) càng gần đến giờ phút quyết định càng gây ra nhiều tranh cãi về lợi ích của nó.

Nỗ lực thúc đẩy TPP của Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 18/6 đã đón nhận thêm một bước tiến mới khi Hạ viện nước này bỏ phiếu thông qua riêng rẽ dự luật về Quyền Thúc đẩy Thương mại (TPA), còn gọi là quyền đàm phán nhanh, mà không gắn kèm dự luật Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại (TAA).

Mặc dù vậy, những tranh cãi về lợi ích của TPP vẫn chưa dừng lại. Hiệp định này về lý thuyết sẽ nới lỏng rào cản thương mại giữa Mỹ, Nhật Bản và 10 quốc gia khác đang chiếm tới 2/5 GDP toàn cầu. Nhưng liệu tất cả các nền kinh tế sẽ hưởng lợi từ hiệp định này? Những người ủng hộ cho rằng nó sẽ tăng sản lượng gần 300 tỷ USD trong một thập kỷ. Nhưng những người chỉ trích lại bảo TPP không làm nên sự khác biệt lớn nào.

Cho đến nay, hầu hết các nhà kinh tế sử dụng mô hình Phân tích tính toán cân bằng tổng thể (CGE) để đánh giá TPP. Mô hình CGE được xây dựng trên một cơ sở dữ liệu mô tả đầy đủ các nền kinh tế, thanh toán, thu nhập, lợi nhuận và nhiều hơn nữa. Các nhà nghiên cứu đặt các yếu tố với mô hình sản lượng đầu ra chuẩn.

Khi đã đạt được, họ giả định các cú "sốc" và điều chỉnh các rào cản thương mại để xem kết quả thay đổi như thế nào ngay tại thời điểm đó cũng như sau một thời gian nhất định. Nhưng CGE có nhược điểm lớn vì phải phụ thuộc hoàn toàn vào dữ liệu mà có thể rất chắp vá ở một số khu vực. Thứ hai, giả định bị lỗi có thể nhanh chóng dẫn dự báo lạc lối.

Theo The Economist, Trung tâm Đông - Tây, một viện nghiên cứu kinh tế của Anh, dự báo TPP sẽ làm tăng GDP của 12 quốc gia thành viên 285 tỷ USD, tương đương 0,9%, năm 2025. Dự báo này cố gắng tránh các khiếm khuyết của mô hình CGE nhưng yếu tố chủ quan vẫn còn. Các tác giả sử dụng một cách tiếp cận mới để dự đoán rằng nhiều doanh nghiệp sẽ trở thành nhà xuất khẩu khi chi phí thương mại giảm. Đây có thể là một thay đổi so với các lý thuyết trước đó nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến kết quả.

Một số giả định khác về TPP cũng đang gây tranh cãi. Các nhà nghiên cứu tính toán việc gia tăng bảo hộ sở hữu trí tuệ là có lợi cho tất cả các nước. Một đánh giá của các nghiên cứu về TPP do Chính phủ Anh tài trợ đặt lại vấn đề này vì cho rằng, bảo vệ sở hữu trí tuệ khuyến khích đầu tư nhiều hơn nhưng có thể làm tăng chi phí cho người tiêu dùng, vượt quá những gì cần thiết để khuyến khích đổi mới và làm chậm sự phát triển công nghệ của các nước đang phát triển.

Đây cũng chỉ là một "điểm mù” trong mô hình CGE. Với sự không chắc chắn, các nhà kinh tế loại trừ các tác động từ sở hữu trí tuệ. Họ cũng sử dụng một mô hình thông thường cho xuất khẩu. Họ tính toán rằng TPP sẽ tăng GDP của 12 nước thành viên chỉ 74 tỷ USD năm 2035, cao hơn so với dự báo ban đầu chỉ chiếm 0,21%. Những người khác xem xét một tác động nhỏ hơn. Trong một bài nghiên cứu cho Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á, chuyên gia Inkyo Cheong dự báo, GDP của Mỹ sẽ hoàn toàn không thay đổi khi có TPP.

Điều đó đặt ra câu hỏi liệu TPP có đáng giá để theo đuổi? Nhìn chung, các nghiên cứu như CGE nghiêng về giả định nên cần thực tế nhiều hơn. Trong khi đó, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là một phòng thí nghiệm lý tưởng vì đã phát triển từ 5 FTA vào năm 1990 lên hơn 200 FTA trong năm 2015. Một nghiên cứu hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương cho thấy, trong vòng 5 năm một FTA được thực hiện, xuất khẩu tăng trung bình gần 50% so với 5 năm trước đó.

Điều này cho thấy các lợi ích có được từ tự do hóa thương mại là có, ngay cả khi chúng đang giảm dần. Nhưng hầu như tất cả các nghiên cứu đồng ý rằng hạn chế chủ yếu của TPP là kích thước không đủ lớn. Đặc biệt, loại trừ Trung Quốc, không cho tham gia TPP gây thiệt hại lớn cho hiệp định này.

Thụy Kha (DNSG)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Anh muốn tham gia TPP sau khi rút khỏi EU

    Anh muốn tham gia TPP sau khi rút khỏi EU

    03/01/2018 7:45 PM

    Gần đây, Anh tổ chức một cuộc hội đàm không chính thức, bàn về việc tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

  • “Cứu sống” TPP mới chỉ là bước đầu

    “Cứu sống” TPP mới chỉ là bước đầu

    13/11/2017 10:26 PM

    Tất các nước đều phải xem xét đánh giá lại yêu cầu, lợi ích cũng như những điểm cân bằng để duy trì hiệp định này ở chất lượng cao.

  • Đàm phán về TPP giữa 11 nước đã gần đi đến đích cuối cùng

    Đàm phán về TPP giữa 11 nước đã gần đi đến đích cuối cùng

    03/11/2017 9:27 PM

    Theo trang tin Globe and Mail của Canada, các cuộc đàm phán về việc thực thi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 11 nước (không bao gồm Mỹ) đã gần đi đến đích cuối cùng trước thềm Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam.

  • Chưa thể đạt được thỏa thuận về hiệp định sẽ thay thế TPP trong năm nay

    Chưa thể đạt được thỏa thuận về hiệp định sẽ thay thế TPP trong năm nay

    11/09/2017 2:26 PM

    Thay vào đó, bộ trưởng các nước tham gia đàm phán RCEP cho biết họ sẽ cố gắng để đạt được những bước tiến lớn vào tháng 11 tới.

  • TPP liệu có tan rã?

    TPP liệu có tan rã?

    23/03/2017 8:52 PM

    Bất chấp tuyên bố mạnh mẽ, bộ trưởng thương mại các nước trong cuộc họp tại Chile tuần trước vẫn phải chấp nhận thực tế là triển vọng Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang rất yếu...

  • Bloomberg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP

    Bloomberg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP

    29/01/2017 7:10 PM

    Hiệp định TPP bất thành "sẽ khiến chúng tôi phải mở rộng sang các thị trường khác", ông Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết trên Bloomberg, "Chúng tôi có nhiều tiềm năng tăng xuất khẩu" sang các thị trường tại ASEAN, hoặc "một số quốc gia trong khu vực có hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, như Hàn Quốc hay Nhật Bản".

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.