Ông Andrew Powrie-Smith - Giám đốc Truyền thông của Liên đoàn ngành công nghiệp và Hiệp hội Dược phẩm châu Âu (EFPIA) cho rằng nếu có chính sách ưu đãi phù hợp, các công ty dược phẩm nước ngoài sẽ quan tâm hơn đến việc đầu tư phát triển tại thị trường Việt Nam, với quy mô đầu tư sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng quốc gia và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ông Powrie-Smith cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo người dân trong nước được tiếp cận với các loại thuốc mới phát minh có chất lượng cao và an toàn.

- Thưa ông, tại sao thị trường dược phẩm Việt Nam lại trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài?

- Ông Andrew Powrie-Smith: Việt Nam là quốc gia có cơ cấu dân số trẻ với tốc độ tăng trưởng GDP xếp hạng trên trung bình, có dân số đông thứ 3 trong khu vực ASEAN, tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh. Nhận thức của người dân Việt Nam về các loại dịch bệnh cũng được cải thiện rõ rệt trong thời gian gần đây. Một nửa dân số trong độ tuổi dưới 30 và sẽ bước vào giai đoạn già hóa trong 15 năm tới.

Do vậy, đây là thời điểm thích hợp để đẩy mạnh các hoạt động về giáo dục sức khỏe và triển khai các kế hoạch chiến lược nhằm đảm bảo người dân Việt Nam đã và đang tiếp cận với các loại thuốc mới phát minh có chất lượng cao và an toàn.

- Làm cách nào để cải thiện chất lượng của thuốc sản xuất tại Việt Nam trong khi chúng ta đang phụ thuộc vào các loại thuốc nhập khẩu?

- Hiện nay, mỗi quốc gia đều phải đối mặt với những thách thức khác nhau trong việc đảm bảo chất lượng của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Sự cân bằng giữa các loại thuốc phát minh và thuốc generics đóng vai trò quan trọng giúp đáp ứng nhu cầu điều trị y tế trong điều kiện hạn chế về tài chính, trong khi đem đến sự lựa chọn cho các bác sỹ và bệnh nhân trong điều trị.

Tại Việt Nam, thị phần của các công ty dược trong nước đã đạt gần mức trung bình về mặt giá trị và cao hơn mức trung bình về mặt số lượng so với các nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tại Việt Nam, Pharma Group (Tiểu ban Dược phẩm thuộc Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu) đại diện cho 22 công ty dược phẩm đa quốc gia với mục tiêu chung nhằm đảm bảo người dân Việt Nam được tiếp cận nhanh chóng và bền vững với các loại thuốc mới phát minh có chất lượng cao và an toàn.

Pharma Group cam kết hợp tác với Chính phủ Việt Nam nhằm áp dụng kinh nghiệm toàn cầu và sự am hiểu thị trường địa phương giúp tìm ra giải pháp cho các vấn đề y tế phức tạp và tạo nền tảng xây dựng một quốc gia khỏe mạnh.

- Ông có suy nghĩ gì về những nỗ lực của Bộ Y tế trong việc giải quyết các rào cản liên quan đến quy định về nhập khẩu và phân phối thuốc tại Việt Nam?

- Bộ Y tế và các doanh nghiệp dược tuy ở vị thế khác nhau nhưng vẫn có chung tầm nhìn và mục tiêu là đảm bảo bệnh nhân được tiếp cận với thuốc an toàn và chất lượng.

Như tôi đã từng đề cập, chính phủ cần cả các công ty dược phát minh cũng như công ty dược generics nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, trong khi mang đến sự lựa chọn cho các bác sỹ và bệnh nhân trong việc điều trị.

Do đó, Pharma Group rất hoan nghênh những phát triển về chính sách trong lĩnh vực y tế thời gian gần đây, từ đó có thể thấy Việt Nam đã khởi tạo một hành trình đầy tham vọng trong việc phát triển ngành công nghiệp dược phẩm trong nước, đồng thời khuyến khích sự hợp tác với các công ty dược đa quốc gia.

- Pharma Group có thể mang đến những gì để hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp dược phẩm trong nước?

- Pharma Group giữ vững cam kết tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình này, và tin rằng kinh nghiệm của chúng tôi từ các quốc gia khác có thể được vận dụng như một sự định hướng hữu ích trong việc thiết kế các giải pháp toàn diện “đôi bên cùng có lợi,” với mục tiêu bao quát là phát triển ngành y tế và ngành dược tiêu chuẩn cao, lấy người bệnh làm trọng tâm.

Nếu có chính sách ưu đãi phù hợp, các công ty dược phẩm nước ngoài sẽ quan tâm hơn đến việc đầu tư phát triển tại thị trường Việt Nam, với quy mô đầu tư sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng quốc gia và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tôi tin rằng Việt Nam là điểm đến phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Nếu như có một tín hiệu khuyến khích đầu tư rõ ràng hơn cho các công ty dược đa quốc gia, đó chắc chắn là động lực cho sự gia tăng đáng kể đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới./.

Hoàng Hải (Vietnam+)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Kinh doanh dược phẩm lãi lớn ra sao?

    Kinh doanh dược phẩm lãi lớn ra sao?

    25/09/2019 4:06 PM

    Các doanh nghiệp dược tư nhân đang là nhóm hoạt động hiệu quả nhất ngành với biên lãi gộp dao động trong khoảng 30-50%, cao hơn nhiều so với các ngành sản xuất khác trong nước.

  • Nở rộ chuỗi cửa hàng kinh doanh dược phẩm

    Nở rộ chuỗi cửa hàng kinh doanh dược phẩm

    26/07/2019 2:21 PM

    Không chỉ Vingroup, FPT, Thế Giới Di Động"đổ bộ" vào kinh doanh dược phẩm mà nhiều đại gia ngoại cũng muốn góp mặt.

  • Hàng loạt người Trung Quốc thành tỷ phú nhờ dược phẩm

    Hàng loạt người Trung Quốc thành tỷ phú nhờ dược phẩm

    03/06/2018 7:17 PM

    Dân số già hoá, chi phí y tế tăng và hàng loạt chính sách cải tổ với ngành này đã giúp nhiều doanh nhân Trung Quốc ăn nên làm ra.

  • Công nghiệp dược phẩm Việt Nam tăng trưởng cao nhất châu Á

    Công nghiệp dược phẩm Việt Nam tăng trưởng cao nhất châu Á

    15/11/2016 11:44 PM

    Ngành dược phẩm nội địa của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 17%, tiêu thụ khoảng 4,2 tỷ USD dược phẩm trong năm 2015, theo IBM.

  • Không để người dân dùng thuốc giá cao

    Không để người dân dùng thuốc giá cao

    24/02/2016 11:15 AM

    Dự thảo Luật Dược lần này đã bổ sung quy định biện pháp kiểm soát giá thuốc, thuốc có hàm lượng lạ để tránh việc người dân phải dùng thuốc giá cao một cách vô lý như hiện nay.

  • Giải mã "may mắn" của Lars Sorensen

    Giải mã "may mắn" của Lars Sorensen

    19/02/2016 8:50 AM

    Tạp chí Harvard công bố danh sách "Những CEO hiệu quả nhất thế giới trong năm 2015" và người đứng đầu là một cái tên lạ - Lars Sorensen, CEO của hãng dược phẩm Novo Nordisk. khi được hỏi đâu là bí quyết tạo nên thành tích ấn tượng này, Lars Sorensen chỉ trả lời vỏn vẹn hai chữ: may mắn.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.