Theo Bloomberg, ở độ sâu hơn 2 km dưới lòng đất, hàng nghìn người thợ mỏ ở Nam Phi ngày ngày đối mặt với nguy hiểm chết người để khai thác bạch kim, palladium và rhodium.

Tại khu mỏ Khuseleka của nhà máy Sibanye Gold, hàng nghìn người lao động thức dậy mỗi sáng để bắt đầu cuộc hành trình dài 2,24 km dưới lòng thành phố Rustenburg (Nam Phi). Họ dành cả ngày để khoan hàng tấn đá, khai thác bạch kim, palladium và rhodium cho các nhà sản xuất ôtô và những công ty khác trên toàn cầu.

Công việc của những thợ mỏ này không chỉ ảnh hưởng tới thị trường hàng hóa kim loại và các ngành sản xuất, mà còn gây biến động tới thị trường tài chính và môi trường.

Thế giới của những người thợ mỏ khác hoàn toàn với mọi công việc khác. Mỗi ca, có khoảng 2.900 công nhân tại Khuseleka chui xuống lòng đất từ 8 đến 10 tiếng. Mỏ hoạt động suốt ngày đêm, nhiều công nhân sống trong các thị trấn nằm dọc theo vành đai Nam Phi ở gần đó.

Johann Klein, người quản lý mỏ, cho biết những thách thức hậu cần của việc lấy quặng ra khỏi Khuseleka khiến cho toàn bộ quá trình trở nên khó khăn. Công nhân được sử dụng máy cầm tay để khoan đá và khai thác quặng, được chở lên bề mặt bằng đầu máy và băng chuyền. Toàn bộ quá trình vận chuyển quặng mất đến 3 ngày.

Quặng bạch kim được đưa vào đầu máy ngầm, sẵn sàng để vận chuyển lên bề mặt. "An toàn lao động là một thách thức lớn. Năm ngoái, đã có 81 công nhân thiệt mạng tại các mỏ của Nam Phi", Klein tiết lộ. Nam Phi là nhà cung cấp kim loại nhóm bạch kim lớn nhất thế giới. Kim loại này được sử dụng để hạn chế khí thải trong các phương tiện chạy bằng xăng và dầu diesel. Palladium nói riêng là một kim loại có cầu cao nhưng nguồn cung khan hiếm.

Khi giá tăng cao, Khuseleka là một trong những mỏ ở Nam Phi dồn sức để nhận được nhiều lợi nhuận hơn. Chủ sở hữu Sibanye cho biết họ có kế hoạch trả cổ tức vào năm tới, miễn là hợp đồng lao động không bị gián đoạn. Các công đoàn khai thác địa phương cũng nhận thấy giá cả leo thang và cho rằng công nhân nên nhận được lợi nhuận nhiều hơn.

Phương Thảo (ZN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.