Thông tin về 3 sản phẩm sữa Similac, Karicare, Dumex bị nhiễm khuẩn khiến dân Thủ đô hoang mang, song ở ngoại ô và vùng nông thôn lại phản ứng bình tĩnh hơn. Thậm chí có nơi vẫn bày bán loại sữa đã bị thu hồi này.

Khảo sát trên một số địa bàn huyện Thạch Thất, Quốc Oai (Hà Nội), một số đai lý vẫn còn bầy những sản phẩm Dumex, Similac, Karicare tuy không nhiều do ở quê, giá sữa này tương đối đắt, chỉ những gia đình khá giả mới cho con uống.

Chủ đại lý sữa cho biết họ có biết 3 sản phẩm sữa bị nhiễm khuẩn phải thu hồi trên, song, do “khách hàng không biết thông tin nên chúng tôi vẫn bán bình thường”?!? Hai chủ đại lý nói thêm cũng không thấy đại diện các hãng sữa đến thu hồi sản phẩm, có thể do họ đã nhập qua nhiều đại lý trung gian.

“Do đại lý nhà tôi không lớn, lượng khách hàng cũng không nhiều nên bán hết lô này rồi tính tiếp”, chị Tiến - chủ đại lý sữa nằm trên đường 21 hướng đi Xuân Mai, cho hay.

Trong khi đó, các bà mẹ ở nông thôn người thì lo sợ, người thì bình thản trước thông tin một số loại sữa nhập khẩu bị nhiễm độc. Chi Liên, ngụ tại thôn 5 Thạch Hòa - Thạch Thất, người đã nhờ bạn bè mua hộ sữa Similac ở Hà Nội cho con, đã vào Internet tìm hiểu thêm thông tin. Càng đọc chị càng thấy hoang mang, không biết con có sao không.

Sữa nhiễm độc vẫn được bày bán ở một số vùng nông thôn

Trong khi đó, hai vợ chồng chị Hoàng Mai Hương ở Hòa Lạc, Thạch Thất đang cho con uống sữa Karicare. Anh chị buôn gà nên công việc quần quật cả ngày đến 19h30 mới xong nên ít xem thời sự. Song, khi nghe tin sữa bị nhiễm khuẩn độc, anh chị cũng cảm thấy bình thường và cho biết sẽ đổi sữa khác cho con.

“Trước kia ầm ý chuyện sữa nhiễm Melamine nhưng rồi có tin nào nói về hậu quả nó gây ra đâu. Rồi tất cả cũng ổn mà”, chị Hương vui vẻ nói.

“Cú sét đánh” và ngã ba đường

Sữa nội thì xúc bằng xẻng, sữa ngoại thì nhiễm độc khiến các bà mẹ nuôi con nhỏ hoang mang và lo lắng tột độ. Họ phân vân không biết lựa chọn loại sữa nào tốt cho con.

Còn nhớ, cách đây chưa đầy 2 tháng, ông Trịnh Quý Phổ - Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam, trong một cuộc họp tiết lộ tại nhiều nhà máy sữa, công nhân vẫn dùng xẻng để xúc sữa đóng hộp, gây nguy cơ mất VSATTP cao... Thừa nhận điều này, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) Bùi Trường Thắng cho hay khâu chất lượng nguyên liệu vẫn chưa được kiểm soát và quản lý chặt. Không ít doanh nghiệp làm ăn chộp giật, công bố chất lượng sản phẩm trên bao bì thì tốt nhưng thực tế lại kém.

Không chỉ các bà mẹ đã “trót” cho con uống những loại sữa nằm trong danh sách thu hồi đợt này “mất ăn mất ngủ”, mà hầu hết các mẹ nuôi con nhỏ cũng đau đầu khi chọn mua sản phẩm sữa cho bé vào thời điểm này.

Chị Trần Ngọc Mai (29 tuổi, Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) bức xúc, con chị uống Similac nửa năm nay, giờ nghe tin sữa nhiễm độc như “sét đánh ngang tai”, không biết cháu có bị ảnh hưởng gì không. “Mấy ngày nay, tôi đã ngưng dùng loại sữa này cho con nhưng cũng chưa chọn được sản phẩm thay thế. Nói thật, chọn mua sữa cho con không biết tin hãng nào. Tôi như đứng trước ngã ba đường, rẽ trái không xong mà rẽ phải cũng không đành”, chị Mai nói.

Chưa cho con dùng những loại sữa nằm trong danh mục thu hồi lần nay nhưng chị Phương Thu (nhân viên văn phòng một công ty có trụ sở tại phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng rất hoang mang. Chị cho rằng, Fonterra là công ty sữa lớn nhất New Zealand và lớn thứ 4 thế giới, họ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho rất nhiều công ty sữa nên chắc chắn không chỉ có Similac, Karicare hay Dumex nhiễm độc. Rất nhiều công ty khác cũng nhập whey protein của hãng này nhưng có thể họ chưa dám công bố thông tin.

Anh Lê Văn Tuấn (32 tuổi, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) cho hay vài tháng trước, nghe tin một công ty sữa của Việt Nam dùng xẻng để đóng gói sữa bột, anh không dám mua sữa Việt cho con uống. Nay lại nghe thông tin sữa ngoại bị thu hồi, anh càng hoang mang không biết phải mua sữa gì cho con.

“Trong tình thế hỗn loạn hiện nay, một số công ty lại tuyên bố chỉ nhập bột sữa từ Mỹ và châu Âu. Thế nhưng trên trang web của họ thì ghi rõ Fonterra là đối tác chính. Một số công ty khác còn cẩn thận hơn khi nhắn tin cho từng khách hàng thân thiết rằng hãng sữa của họ không hề sử dụng nguyên liệu từ New Zealand. Liệu người tiêu dùng có thể đặt bao nhiêu phần trăm tin tưởng vào các công ty sữa này?” - thành viên một diễn đàn, nghi vấn.

Tú Linh - Nhị Anh (VEF)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Fonterra đẩy mạnh đầu tư vào Trung Quốc

    Fonterra đẩy mạnh đầu tư vào Trung Quốc

    25/09/2013 1:13 PM

    Sau scandal nhiễm khuẩn, hãng xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới - Fonterra (New Zealand) hôm qua thông báo sẽ phát triển 30 trang trại tại Trung Quốc với công suất một tỷ lít sữa mỗi năm cho đến năm 2020.

  • "Ngôi vương" của Vinasoy

    "Ngôi vương" của Vinasoy

    19/09/2013 8:58 PM

    Giai đoạn 2004-2009, tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) của các sản phẩm sữa được Euromoniter đánh giá theo thứ tự: sữa bột công thức (20,8%), sữa nước (15,2%) và sữa đậu nành ( 24,2%). Đến giai đoạn 2009 - 2014, sữa đậu nành đang được dự báo có CAGR đạt 7,7%, vượt qua sữa bột (6,9%) và sữa nước (7,5%).

  • Sữa nội cũng đầy rẫy scandal

    Sữa nội cũng đầy rẫy scandal

    13/08/2013 11:13 AM

    Tin rúng động về sữa ngoại nhập khẩu nhiễm khuẩn độc khiến các bà mẹ muốn quay về với sữa nội, song, những vụ scandal sữa nội ầm ĩ thời gian qua lại khiến họ chùn bước. Chọn sữa nào cho con đang là câu hỏi hóc búa với nhiều bà mẹ trẻ.

  • Sữa độc, sữa xúc bằng xẻng hại trẻ em Việt

    Sữa độc, sữa xúc bằng xẻng hại trẻ em Việt

    08/08/2013 8:11 AM

    Thông tin về 3 sản phẩm sữa Similac, Karicare, Dumex bị nhiễm khuẩn khiến dân Thủ đô hoang mang, song ở ngoại ô và vùng nông thôn lại phản ứng bình tĩnh hơn. Thậm chí có nơi vẫn bày bán loại sữa đã bị thu hồi này.

  • “Miếng bánh” siêu lợi nhuận

    “Miếng bánh” siêu lợi nhuận

    03/07/2013 8:08 AM

    Năm 2012, doanh thu từ nhóm sữa nước đạt hơn 15.500 tỉ đồng, gấp 10 lần so với nhóm sản phẩm sữa bột

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.