GDP bình quân đầu người được dự báo ở mức 2.200 USD (49 triệu đồng), tương ứng mỗi tháng lương trung bình của người Việt vượt 4 triệu đồng.

Standard&Poor’s (S&P) vừa công bố bảng xếp hạng tín nhiệm mới, khẳng định mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức BB-/B, triển vọng ổn định.

sp-moi-nguoi-dan-viet-co-thu-nhap-binh-quan-gan-50-trieu-dong-nam-2016

Mức thu nhập bình quân năm 2016 được dự báo tăng 4 triệu đồng so với năm 2015

Mức tín nhiệm này không thay đổi so với mức xếp hạng do S&P đã công bố vào tháng 3/2015. Triển vọng ổn định phản ánh tăng trưởng kinh tế và các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam được cơ quan này cũng như cộng đồng các nhà đầu tư đánh giá tốt và có triển vọng cải thiện.

Các yếu tố được S&P đánh giá tích cực, góp phần duy trì mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam bao gồm: Việt Nam là quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp nhưng nền kinh tế tương đối đa dạng và có tính linh hoạt. Thu nhập bình quân đầu người ước tính là 2.200 USD vào năm 2016, tương ứng gần 49 triệu đồng.

Theo thống kê, thu nhập bình quân năm 2015 đạt 45 triệu đồng trong khi năng suất lao động gần 80 triệu đồng một người.

S&P cũng cho biết kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định ở mức tương đối cao là yếu tố tác động tích cực tới xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong 2 năm qua, các kế hoạch, chính sách về phát triển kinh tế xã hội là phù hợp nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát một cách hiệu quả ở mức thấp.

Tăng trưởng xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn kiều hối ổn định và có xu hướng tăng cùng những lợi thế so sánh về chi phí nhân công so với các nước trong khu vực tiếp tục là những nhân tố giúp cải thiện cán cân thanh toán và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tuy vậy, S&P cho rằng Chính phủ cần kiểm soát bội chi ngân sách, tốc độ gia tăng nợ công mặc dù mức độ nợ công của Việt Nam là không lớn và vấn đề nợ xấu của khu vực ngân hàng.

Đây cũng chính là những vấn đề mà Chính phủ và Quốc hội Việt Nam đã nhìn nhận và có kế hoạch cải thiện trong giai đoạn từ nay đến 2020, trong đó đặt mục tiêu và có giải pháp để kiểm soát và đưa bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới 4% GDP, kiểm soát tốc độ gia tăng nợ công để đảm bảo trong giới hạn trần 65% GDP.

Năm 2016, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,7%, lạm phát dưới 5%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP, nhập siêu không quá 5% tổng kim ngạch.

Bạch Dương (VnExpress)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Quốc gia bé nhỏ nhưng có GDP bình quân cao thứ hai thế giới

    Quốc gia bé nhỏ nhưng có GDP bình quân cao thứ hai thế giới

    02/01/2020 1:40 PM

    Liechtenstein tuy là một quốc gia châu Âu với diện tích nhỏ bé, nằm giữa Thụy Sĩ và Áo, nhưng lại có GDP bình quân đầu người cao thứ hai toàn cầu.

  • Kết quả kép từ ba điểm nhấn kinh tế vĩ mô

    Kết quả kép từ ba điểm nhấn kinh tế vĩ mô

    27/12/2019 1:45 PM

    Ba trong số những thành tựu nổi bật nhất về kinh tế - xã hội năm 2019 là tăng trưởng GDP, kiểm soát lạm phát và xuất nhập khẩu. Đáng lưu ý, những chỉ tiêu này đều đạt kết quả kép.

  • Sau Trung Quốc, kinh tế Ấn Độ cũng lao đao

    Sau Trung Quốc, kinh tế Ấn Độ cũng lao đao

    02/12/2019 1:15 PM

    Với phần lớn quốc gia trên thế giới, tăng trưởng GDP ở mức 5-6% là niềm mơ ước. Tuy nhiên, với Ấn Độ, đây là những con số gây nhiều hoang mang, lo lắng.

  • Quốc gia không có tỷ lệ người nghèo

    Quốc gia không có tỷ lệ người nghèo

    04/11/2019 1:01 PM

    Với hơn 165.000 USD/năm, Monaco là một trong những quốc gia có GDP bình quân cao nhất toàn cầu. Đất nước này thường xuyên tổ chức các sự kiện lớn trên thế giới.

  • 9 điều ít biết về kinh tế Canada

    9 điều ít biết về kinh tế Canada

    23/07/2019 2:14 PM

    Canada là quốc gia có GDP lớn thứ 10 trên thế giới nhờ tài nguyên thiên nhiên dồi dào, ngành sản xuất và khai thác hải sản phát triển mạnh. Đây cũng là một trong những nơi có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới.

  • 10 năm tới, châu Á sẽ “vô địch” thành phố có GDP trên 50 tỷ USD

    10 năm tới, châu Á sẽ “vô địch” thành phố có GDP trên 50 tỷ USD

    05/06/2019 8:34 AM

    Theo nghiên cứu của Savills, năm 2018, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã vượt châu Mỹ thành nơi có nhiều thành phố có GDP trên 50 tỷ USD nhất. Con số này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thập kỷ tới.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: GDP, S&P