Trong hơn 3 thập kỷ, GS. Richard Thaler – giảng viên Kinh tế học và Khoa học hành vi tại Đại học Chicago (Mỹ) – và một số các nhà kinh tế học hành vi khác đã kết hợp lĩnh vực tâm lý học với kinh tế học, xã hội học và lý thuyết ra quyết định, giúp chúng ta thay đổi cách nhìn nhận thế giới, Forbes nhận định.
Theo đó, GS. Richard Thaler - người vừa đoạt giải Nobel kinh tế 2017 - và các đồng nghiệp của mình đã mang đến một số hiểu biết cơ bản về cách mọi người nghĩ về tiền bạc và về việc ra quyết định hằng ngày.
Tại buổi nói chuyện ở Hội nghị Morningstar ETF, GS. Thaler đã chứng tỏ mình là một trong những nhà nghiên cứu kinh tế quan trọng nhất trong thời đại này. Dưới đây là những cách mà công việc nghiên cứu của ông cùng các đồng nghiệp sẽ giúp mọi người cải thiện cuộc sống:
1. Chứng minh sự thúc đẩy quan trọng hơn sự… cằn nhằn
Trong cuốn sách bán chạy Nudge: Improving Decisions About Health, Wealth, and Happiness (tạm dịch: Cú hích: Quyết định cải thiện về sức khỏe, sự giàu có và hạnh phúc), GS. Thaler và đồng tác giả Cass Sunstein đã khám phá ra cách chúng ta có thể đạt được những kết quả tốt hơn trong hành vi tài chính. Theo đó, chúng ta sẽ làm tốt hơn nếu chúng ta được thúc đẩy làm điều gì đó, không giống như khi chúng ta bị… cằn nhằn phải làm điều gì đó.
Chẳng hạn, tất cả chúng ta đều biết rằng cần phải tiết kiệm tiền để nghỉ hưu, và luôn luôn được “nhai đi nhai lại” về điều đó. Nhưng cách mà các chương trình phúc lợi được thiết lập để kêu gọi mọi người tự nguyện lựa chọn việc tiết kiệm bằng cách trích một số tiền thường kỳ để dành cho quỹ hưu trí của mình dường như không hiệu quả. Vì hầu hết mọi người đều thấy số tiền trích ra là quá lớn. Nhiều nhà sử dụng lao động thậm chí còn không cung cấp các chương trình, kế hoạch hưu trí.
GS. Thaler và Schlomo Benartzi (Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã lập ra một chương trình được gọi là “Save More Tomorrow”, thúc đẩy các nhân viên tiết kiệm nhiều hơn bằng cách luôn mặc định trích tự động tiền của họ vào quỹ hưu trí. Nói cách khác, họ phải chủ động lựa chọn nếu không muốn trích tiền.
Kết quả là, những người tham gia chương trình trích tiền tự động này tiết kiệm nhiều hơn gấp 3 lần những người không tham gia. Điều này sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người về hưu trong tương lai.
2. Đơn giản hóa các quyết định
GS. Thaler phát hiện ra, trước đây, cách mà chúng ta ra các quyết định tài chính quá phức tạp, và ông đặt vấn đề, tại sao không rút gọn chúng lại? Công việc nghiên cứu mà GS. Thaler thực hiện tập trung vào việc cải thiện “cấu trúc lựa chọn”. Theo đó, cách mà chúng ta đưa ra quyết định sẽ tạo ra sự khác biệt.
Giả sử, khi lựa chọn mở một loại thẻ tín dụng, chúng ta sẽ ngay lập tức nhìn thấy tất cả các khoản phí phải trả trước tiên. GS. Thaler cho rằng, con người có thể sẽ tạo ra một quyết định tốt hơn thay vì bị mắc kẹt với những con số đó.
3. Chứng minh kinh tế học là về con người, không phải là những “học thuyết mù”
Trong kinh tế học, có rất nhiều học thuyết lớn và nhiều yếu tố tác động đến thị trường và tiền bạc. Nhưng tất cả những gì đang xảy ra tựu trung lại cũng là về cảm xúc và các quyết định mà chúng ta thường ít quan tâm đến.
Mọi người thường nhảy vào thị trường chứng khoán ngay trước khi nó “vỡ” và đứng ngoài cuộc khi nó vào giai đoạn tốt nhất để mua. Kinh tế học cổ điển cho rằng tất cả chúng ta đều hành động một cách lý trí cho lợi ích tài chính tốt nhất của mình. Vậy tại sao chúng ta liên tục theo dõi thị trường chứng khoán, nghĩ rằng mình chọn những cổ phiếu tốt nhất, nhưng sau đó chúng ta lại mất tiền?
Cùng với những nhà nghiên cứu khác tại Đại học Chicago, GS. Thaler đã tập trung vào cách mà não bộ chúng ta thực sự làm việc. Theo đó, chúng ta thường đưa ra các quyết định tồi tệ vì cảm xúc của chúng ta đã xóa bỏ các suy nghĩ lý trí. Về khía cạnh này, GS. Thaler và các đồng nghiệp đã lật ngược hoàn toàn quan điểm của kinh tế học cổ điển.
4. Chúng ta đã biết về tài chính, nhưng cần phải thực sự hiểu nó
Đa số chúng ta biết cách để tiết kiệm và đầu tư nhiều tiền hơn, nhưng chúng ta không biết được những cách tốt nhất để làm điều đó. Việc tiết kiệm có thể hiệu quả hơn và đơn giản hơn nhiều. Đây chính là thách thức của ngành kinh tế học hành vi khi nó đang trong quá trình phát triển để giúp hàng triệu người tiết kiệm tiền cho quỹ hưu trí của mình và các mục tiêu tài chính khác.
Có thể nói, GS. Thaler và nhiều nhà nghiên cứu khác đã cùng hợp sức đẩy “tảng đá” này lên dốc. Còn rất nhiều việc phải làm, nhưng nhiều người sẽ được bảo vệ tài chính tốt hơn nhờ lòng dũng cảm và tinh thần làm việc của những nhà kinh tế học này.
Bích Trâm (DNSG)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Quản trị cuộc sống bằng các học thuyết kinh tế

    Quản trị cuộc sống bằng các học thuyết kinh tế

    26/10/2017 10:08 PM

    Trong hơn 3 thập kỷ, GS. Richard Thaler – giảng viên Kinh tế học và Khoa học hành vi tại Đại học Chicago (Mỹ) – và một số các nhà kinh tế học hành vi khác đã kết hợp lĩnh vực tâm lý học với kinh tế học, xã hội học và lý thuyết ra quyết định, giúp chúng ta thay đổi cách nhìn nhận thế giới, Forbes nhận định.

  • 3 thói quen cần rèn luyện nếu muốn cuộc sống chạy đúng hướng bạn mong muốn

    3 thói quen cần rèn luyện nếu muốn cuộc sống chạy đúng hướng bạn mong muốn

    21/02/2017 8:14 AM

    Có ba giá trị chủ yếu trong cuộc sống: giá trị kinh nghiệm, giá trị sáng tạo và giá trị thái độ tức phản ứng của ta trong hoàn cảnh. Thái độ và hành vi của ta xuất phát từ mẫu của chúng ta nếu chúng ta biết sử dụng khả năng tự nhận thức và xem xét chúng.

  • 20 dấu hiệu của người có sức mạnh trí tuệ

    20 dấu hiệu của người có sức mạnh trí tuệ

    11/01/2017 8:20 AM

    Lạc quan, luôn kiểm soát được cuộc sống của bản thân, yêu quý bản thân,…đây là những phẩm chất của những người có sức mạnh trí tuệ. Hãy tham khảo những dấu hiệu dưới đây để xem mình có phải là một trong số những người như vậy không nhé.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.