Mark Zuckerberg là một ví dụ điển hình cho một doanh nhân thành đạt khi còn trẻ. Tuy nhiên, anh vẫn phải học những bài học để làm một CEO.

Trên con đường đi lên nhanh như “diều gặp gió” của mình, Mark Zuckerberg cũng đã ngộ ra được cách để là một người quản lý. Không chỉ đơn giản là CEO của Facebook, Anh còn là một người biết cách “đối nhân xử thế”, khi cần thiết, anh có thể khơi dậy được tiềm năng của nhân viên mình.

Để làm một người lãnh đạo chắc chắn không dễ. Đó là vì bạn cảm thấy không tự nhiên. Khi còn là một nhân viên, bạn phải rèn luyện chính mình để vượt qua những phản ứng bẩm sinh trong giao tiếp xã hội bình thường, các phản ứng đó bao gồm việc luôn đưa ra các đánh giá và phản hồi thông tin. Bạn phải chống lại khuynh hướng trên để luôn luôn làm việc có năng xuất. Nếu luyện được, bạn sẽ tiến triển khá xa. Và khi trở thành một CEO, công việc của bạn là quản lý, không còn giống như trước nữa. Thật ra khi đó công việc của bạn không còn mang tính chất “làm” nữa.

Theo Andy Grove, cựu CEO và là nhà lãnh đạo tài ba của Intel, công việc chính của một người quản lý là thu thập thông tin. Điều này nghe có vẻ bất thường và kỳ quặc nhưng nếu giải quyết được cảm giác kỳ quặc này, thậm chí là cảm thấy bình thường, thì bạn sẽ là một người lãnh đạo giỏi.

Grove cũng cho chúng ta biết, có một cách hiệu quả để thu thập và truyền đạt thông tin trong công ty một cách công khai, nhưng thường không được sử dụng vì người dùng cảm thấy kỳ lạ, đó là không làm gì cả.

Thực sự là không làm gì sao?

Đối với những ai làm lãnh đạo, thì đây là điều vô cùng khó chịu vì nói cho cùng, bạn là người đã đưa ra ý tưởng và phát triển nó đến bây giờ, người đã gặp và hợp tác với đúng người, cũng chính bạn là người đã đưa mọi hoạt động vào đúng lộ trình cho công ty mình. Do đó, khi đọc đến đây có thể sẽ không ít người dừng lại, từ bỏ ý định làm một CEO chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn phải tiếp tục.

Phương pháp này nghe có vẻ dễ dàng đến mức kỳ lạ – hoặc có thể nói là kỳ quặc – đôi khi nó làm bạn cảm thấy khó chịu vì phải tỏ vẻ hoặc thậm chí là cảm nhận mình đang không làm gì cả.

Các nhà lãnh đạo trẻ là những người có nhiệt huyết, đam mê và siêng năng. Mặc dù rất khó để từ chối những đặc tính này, nhưng bạn phải thử. Nếu bạn chỉ tập trung vào những gì mình làm ra được, hoặc cố làm gương cho nhân viên của mình bằng cách làm việc đến tận khuya, bạn sẽ không còn thời gian để trao đổi với nhân viên. Nhân viên sẽ cảm thấy như họ đang làm phiền hoặc gián đoạn công việc của bạn mỗi khi muốn trao đổi, nên sẽ ít tiếp xúc với bạn hơn, còn khi trao đổi, không khí sẽ nặng nề hơn.

Sự cởi mở của bạn có thể loãi bỏ bớt các rào cản khi giao tiếp và không khí quá trịnh trọng trong quá trình trao đổi thông tin với nhân viên.

Theo Grove, giao tiếp và trao đổi thông tin “mặt đối mặt” là rất quan trọng. Vì vậy, hãy giành thời gian và ngừng bớt công việc để thực hiện sự giao tiếp này, thậm chí khi bạn cảm thấy không tự nhiên như trong một bữa tiệc mà không có ai tiếp chuyện bạn, hãy cố gắng cởi mở và sẵn sàng giao tiếp.

Sau đây là 3 mẹo để giúp bạn “không làm gì cả”.

  1. Dạo quanh văn phòng làm việc, mà không suy nghĩ gì về bất cứ công việc nào. Hãy làm điều này một cách ung dung, và cố gắng vượt qua xu hướng liên tục làm việc hay bị người khác thấy lúc nào cũng làm việc.
  1. Nói chuyện với nhân viên – thậm chí khi bạn biết rằng họ đã đáo hạn công việc nào đó. Hãy tìm ra những điểm khó khăn của họ và đưa ra những giải pháp thực tế để giải quyết chúng. Theo cách này, mọi người đều cảm thấy họ có thể đến với bạn – người quản lý của họ - để cùng hoàn thành công việc.
  1. Cố gắng đưa ra những quyết định công bằng, thậm chí là đối với những người không thích bạn. Một người quản lý giỏi sẽ không để bị xem là thiên vị với ai đó, ngay cả khi bạn thân thiết hoặc quen biết họ từ trước.
Theo Doanhnhanthanhdat/NĐT
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.