CafeLand - Fred DeLuca, người sáng lập của chuỗi thức ăn nhanh lớn nhất thế giới đã đưa ra những kinh nghiệm của mình trong một cuộc thảo luận về cách ông đã học để mở rộng quy mô công ty của mình và đưa ra những ứng phó về kinh doanh trong năm 2013.

Fred DeLuca, chủ tịch và người sáng lập của hãng sản xuất bánh sandwich Subway.

Cách đây 49 năm khi ở tuổi 17, Fred DeLuca đã vay 1.000 USD tiền vốn ban đầu để mở cửa hàng bánh mì ở Bridgeport bang Connecticut, Mỹ. Đến nay, hệ thống ăn nhanh Subway do ông xây dựng đã phát triển gần 39.000 địa điểm ở 98 quốc gia.

Tuần trước, DeLuca đã gặp gỡ một số doanh nhân trẻ trong một cuộc thi trực tuyến nhằm khuyến khích tinh thần kinh doanh và nhượng quyền thương mại. Ông đã có một cuộc nói chuyện với nhà văn Burt Helm nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh và ông tin rằng đây sẽ là chìa khóa để trở thành một doanh nhân thành đạt.

Ý tưởng nào giúp ông mở cửa hàng thức ăn nhanh?

Thực ra lúc đó Fred DeLuca chỉ mới 17 tuổi, không có ý định kinh doanh, ước mơ của tôi là học đại học y thật giỏi để sau này làm bác sĩ kiếm tiền trả nợ cho bố mẹ. Nhưng trong một buổi đi ăn ở nhà chú Buck, ông đã cho tôi một lời khuyên "Cháu hãy mở hiệu bán bánh mì và kiếm tiền từ đó". Fred DeLuca đã nghe theo lời khuyên của chú Buck mở một cửa hiệu, mua bánh mì, rồi mua thịt nguội xúc xích kẹp vào và bán cho khách.

Khó khăn lớn nhất của tôi lúc đó là có tiền thuê cửa hàng, trước quyết tâm kiếm tiền mãnh liệt, không sợ khó của cậu bé 17 tuổi, ông Peter Buck đã đồng ý cho tôi vay 1.000 USD để có tiền thuê cửa hàng và đặt làm một cái bàn để bán bánh mỳ, tôi đã khởi nghiệp như thế.

Có khi nào ông mắc sai lầm trong kinh doanh không?

Vâng, tất cả mọi người đều mắc những sai lầm và họ đều học hỏi từ những sai lầm đó để chuyển hướng kinh doanh cho đúng. Năm 1964, một ngày tôi chỉ bán được có bảy cái bánh mì, tôi thậm chí không trả nổi tiền thuê 1 nhân viên, thuê nhà, mua thực phẩm…có lúc tôi rất chán nản và muốn từ bỏ chúng.

Nhưng tôi đã tự hứa với mình phải cố gắng, để tìm ra nguyên nhân, tôi đã tìm hiểu lại tất cả những khâu kinh doanh của mình, xác định sai lầm ở khâu nào, sữa chữa nó và đưa vào hoạt động một hệ thống mới. Tôi liên tục đổi mới từ tuần này sang tuần khác, tháng này sang tháng khác và sau một vài năm chúng tôi phát triển khá tốt và ổn định.

Ban đầu, cửa hàng được đặt tên là cửa hàng bánh mỳ Submarine, do sử dụng loại bánh mì dài như hình chiếc tàu ngầm. Sau này cái tên đã được đổi thành Subway cho dễ đọc và chính thức được đăng ký ấn định thương hiệu này.

Điểm độc đáo và cũng là thế mạnh của thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng tuyệt hảo của nguyên liệu mà còn từ phương thức phục vụ của cửa hàng. Theo đó, tất cả các loại bánh mỳ mà Subway cung cấp đều do trực tiếp cửa hàng sản xuất trong ngày, các loại xúc xích, thịt nguội hay rau củ ăn kèm đều là những thực phẩm nổi tiếng và khá đắt tiền.

Khách hàng đến với Subway không những được tự thiết kế chiếc bánh theo sở thích của mình, mà còn được chứng kiến toàn bộ quy trình từ việc cắt bánh tới việc kẹp bánh và nướng bánh… Vì những lý do trên, cửa hàng bán bánh mì của Fred DeLuca rất đông khách.

Theo ông nghĩ những doanh nghiệp mới thành lập lợi thế của họ là gì.

Theo tôi lợi thế nhất của họ là internet hiện nay rất phát triển, nếu bạn muốn học một cái gì đó thì bạn có thể vào internet học rất nhanh và công ty của bạn có thể đạt được những gì mong muốn trong một thời gian ngắn. Tôi nghĩ đó là sự thay đổi quan trọng nhất.

Rất nhiều người lo lắng về quy mô kinh doanh của họ, có lẽ ông là người tốt nhất trên thế giới để hỏi về điều này?

Cửa hàng đầu tiên của Fred DeLuca quá chật nhưng lượng khách hàng ngày càng nhiều vì thế tôi đã nghĩ đến việc di chuyển đến chỗ lớn hơn, nhưng có một vấn đề đặt ra, tôi không thể bỏ địa điểm cũ vì đã có nhiều khách quen, nên Fred DeLuca đã nghĩ ngay đến mở thêm cửa hàng ở khu gần đó mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tới năm 1974, Fred DeLuca đã mở được 16 cửa hàng, tất cả đều ở vùng Connecticut. Vẫn không cảm thấy đủ, Fred DeLuca rất muốn mở thêm nhiều cửa hàng, ông đặt mục tiêu đến năm 1975 phải tăng số lượng cửa hàng bánh mì Subway lên gấp đôi. Hiện nay, Subway có tất cả là 39.000 cửa hàng và làm ăn rất phát triển, năm ngoái chúng tôi mở thêm 2.600 địa điểm.

Giai đoạn khó khăn nhất trong sự phát triển kinh doanh của ông là gì?

Tôi có thể so sánh khó khăn của tôi như một chiếc xe hơi bị hỏng mà tôi không biết nguyên nhân có thể pin máy móc bị chết, hay bị xì lốp, máy móc phức tạp…bạn sẽ không sửa được nó nếu như bạn không biết chính xác nguyên nhân.

Điều này cũng giống như một doanh nghiệp hoạt động bạn có thể làm rất nhiều nhưng vẫn không thấy tiến bộ nhưng chắc chắn một điều sản phẩm sau sẽ không mắc lỗi của sản phẩm trước và điều này tôi đã học được theo thời gian.

Nó giống như việc khi Subway của tôi phát triển mạnh tôi đã lên kế hoạch nhượng quyền thương mại. Theo đó, Fred sẽ hỗ trợ người nhận nhượng quyền kinh doanh trong việc thiết kế, tổ chức cửa hàng, công thức và kế hoạch mua nguyên liệu, quảng cáo, marketing cũng như trợ giúp toàn bộ phần kế toán.

Đối tác nhận nhượng quyền kinh doanh được mang hiệu Subway và tự chủ hoàn toàn trong các hoạt động kinh doanh của mình. Subway chỉ thu phí một lần duy nhất cùng với một tỉ lệ nhất định doanh thu bán hàng. Quyết định đúng đắn này đã đem lại thành công tuyệt đối cho tập đoàn. Chỉ 10 năm sau (1986), thương hiệu Subway đã có tới 1.000 cửa hàng tại tất cả các bang của nước Mỹ. Hai năm sau, con số này đã tăng lên gần gấp đôi, với 1.800 cửa hàng.

Ngày nay chương trình truyền hình thực tế như Shark Tank được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, ông có nghĩ đây là một phương pháp tiếp cận thú vị khuyến khích ý tưởng lập nghiệp không?

Tôi có xem Shark Tank, nó rất thú vị. Tôi nghĩ rằng nó thực sự tốt giúp mọi người suy nghĩ về những kế hoạch kinh doanh và đôi khi bạn có thể học được từ những người đi trước, nó rất có lợi cho hoạt động kinh doanh. Tất nhiên bạn đừng bao giờ nghĩ bạn còn nhỏ không làm được điều đó vì khi tôi mới 13 tuổi tôi đã nhận được công việc và thực hiện công việc đó rất nghiêm túc, nó đã giúp tôi có tiền, mua những thứ mình thích. Tôi nghĩ rằng mình có thể làm được nhiều việc chỉ cần mình quyết tâm thực hiện nó.

Chính phủ liên bang nói rất nhiều về việc giúp mọi người bắt đầu kinh doanh. Ông có nghĩ rằng họ thực sự làm điều đó?

Nếu chính phủ đã thực sự nghiêm túc về việc giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ, họ sẽ tìm cách tốt hơn để tạo vốn cho các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận đúng. Tôi không nghĩ rằng họ đã thực hiện công việc đó tốt. Khi nền kinh tế suy thoái thì các gói kích thích kinh tế không phải ai cũng được hưởng lợi từ nó.

Các doanh nghiệp thực phẩm những ngày này đang có xu hướng quay trở lại hoạt động thủ công, ông có nghĩ đây cũng là một lợi thế khi người tiêu dùng có xu hướng ăn ngon chứ không phải ăn no. Ông có nghĩ đây là đối thủ kinh doanh trong tương lai của ông?

Tôi đã nhìn thấy xu hướng này đang tăng trong thời gian gần đây, tôi rất hoan nghênh việc này, nhưng tôi nghĩ rằng, tôi không muốn cạnh tranh ở khía cạnh cao cấp cho một sản phẩm đại chúng. Tôi chỉ bán bánh mì với giá 5 USD và một cửa hàng khác lại bán với giá 10 USD, họ cũng có lượng khách của họ nhưng không phải tất cả mọi người đều sử dụng sản phẩm đó.

Thành công nhất trong hoạt động kinh doanh của ông là gì?

Theo tôi thành công nhất của tôi là biết thay đổi, Subway chỉ đơn thuần là thương hiệu bánh mỳ ăn nhanh tuy nhiên, khả năng thích ứng nhanh đã khiến thương hiệu không những đứng trụ một cách vững vàng mà còn cạnh tranh mạnh mẽ với các "ông lớn" cùng ngành. Thực tế, sản phẩm của Subway vốn luôn ít béo nhưng lúc đầu chúng chỉ được giới thiệu như những chiếc bánh mỳ bình thường, thế nhưng khi thị hiếu người tiêu dùng thay đổi, Subway thoắt cái đã biến thành một thương hiệu đồ ăn tốt cho sức khỏe.

Các thương hiệu lớn như McDonald, Burger King cũng mong mỏi được bán những sản phẩm "vì sức khỏe" như thế nhưng không thể thuyết phục được khách hàng vì thương hiệu của họ giờ đã gắn liền với khoai tây chiên và những chiếc bánh mỡ màng. Với vị thế là nhà cung cấp đồ ăn có lợi cho sức khỏe, Subway thâm nhập được cả những phân khúc thị trường mà các đại gia khác trong làng fast - food chỉ có thể bất lực đứng nhìn.

Gia Bảo (Theo Inc)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.