Các triệu phú Trung Quốc, vốn rất vui vẻ đầu tư vào trái phiếu và bất động sản tại Úc nhằm có được visa tạm trú, giờ đây khi buộc phải chú ý tới thị trường chứng khoán đã tỏ ra khá hờ hững.
Trước đây, chương trình nhập cư diện kinh tế của Úc quy định chứng minh tài chính ở mức 1,125 triệu AUD, đi kèm cam kết đầu tư cao nhất là 750.000 AUD. Khi đó, để đáp ứng quy định này, có tới 1.600 cư dân Trung Quốc nộp đơn và lựa chọn đầu tư vào các trái phiếu chính phủ rủi ro thấp cũng như bất động sản.
Tuy nhiên, theo quy định mới được áp dụng từ tháng 7/2012, để được cấp visa tạm trú, số tiền đầu tư tại tất cả các diện đã tăng gấp đôi. Theo đó, người xin tạm trú phải dành ít nhất 1,5 triệu AUD trong số 5 triệu AUD của mình cho các cổ phiếu vốn hóa nhỏ và các phân khúc khác.
Với quy định này, tính trong tháng 7/2015, chỉ có 19 người nộp đơn đối với diện visa tạm trú này.
Tình trạng giảm đột ngột đang làm đau đầu các nhà quản lý quỹ, vốn hy vọng quy định mới có thể thu hút được dòng tiền dồi dào chảy vào thị trường. Cổ phiếu của các công ty nhỏ tại Úc vốn không có nhiều bất ổn và rẻ hơn so với cổ phiếu tương đương tại Trung Quốc, vậy nhưng không đủ sức thu hút các triệu phú từ Đại lục.
Kể từ khi quy định được áp dụng từ năm 2012 tới nơi, những người nhập cư, phần lớn từ Trung Quốc chỉ đầu tư 3,8 tỷ AUD vào thị trường chứng khoán.
David Chin, giám đốc Basic Point Consulting Pty tại Sydney cho rằng, các đại gia Trung Quốc sẵn sàng đầu tư mạo hiểm trong mọi trường hợp, nhưng dưới góc độ đưa ra quyết định cư trú, họ lại muốn một cuộc sống chất lượng và giữ gìn sự giàu có của mình hơn.
Theo quy định cũ, số cư dân Trung Quốc xin nhập cư chiếm tới 91%, theo ước tính của Goldman Sachs Group Inc. Tuy nhiên, theo nhà băng này, quy định cư trú mới được đưa ra vào thời điểm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm lại, cùng với nhiều biến động dữ dội trên thị trường chứng khoán Đại lục, đã tác động khá lớn tới hoạt động đầu tư của các triệu phú Trung Quốc.
Các quy định mới của Úc không đủ sức lôi kéo nhà đầu tư quốc tế tham gia vào thị trường chứng khoán, đồng thời lại hạn chế sự chú ý của họ vào các tài sản rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ hay đầu tư bất động sản. Bên cạnh đó, theo Credit Suisse Group AG, nhu cầu của người dân Trung Quốc đối với bất động sản Úc cũng giảm dần bởi tình trạng kinh tế trì trệ tại Đại lục.
Lam Phong (ĐTCK)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.