Sớm mồ côi mẹ từ nhỏ, hiểu được cuộc sống thiếu thốn trong gia đình chính vì thế bà Lương Lệ Lan, Giám đốc Công ty TNHH TM Lá Phong sớm lựa chọn con đường kinh doanh riêng cho mình chứ không đi theo nghề truyền thống gia đình. Với cách sống “lấy tâm để thu phục lòng người” bà đã truyền kinh nghiệm sống của mình cho con trai trong cách đối nhân xử thế, khi tiếp tục cùng mẹ bước tiếp con đường kinh doanh

Người ta vẫn nói kinh doanh phải có từ trong máu nhưng được biết bà trước kia là một giáo viên, vậy điều gì đưa bà đến với nghiệp này?

Nghề giáo là nghề truyền thống của gia đình vì vậy tôi rất yêu nghề giáo, nhưng nhận thấy nghề này không giúp gia đình tôi thoát nghèo, cũng không giúp gì được cho mọi người, điều quan trọng nhất là tôi không muốn con tôi lớn lên cũng khổ như mình. Chính điều này đã giúp tôi có động lực từ bỏ nghề yêu thích rẽ bước sang hoạt động kinh doanh.

Từ giáo viên trở thành người kinh doanh bà đã gặp những khó khăn và trở ngại nào không?

Khó khăn nhiều lắm chứ, lúc đầu tôi đâu dám bỏ nghề giáo hẳn, tôi phải làm một lúc 2 công việc. Ban ngày đi dạy, tối đến thì đi may gia công cho một công ty.

Một thời gian sau, nhận thấy thị trường may mặc đang phát triển tôi quyết định mở một xưởng may nhỏ và bắt đầu bỏ mối cho các chợ.

Việc kinh doanh lúc đầu gặp rất nhiều khó khăn vì mình mới ra nghề khó cạnh tranh với các đơn vị cùng ngành. Nhưng tính tôi rất quyết liệt “muốn làm gì thì làm cho bằng được”, cố gắng khắc phục mọi khó khăn, tìm tòi học hỏi.

May mắn cho tôi là mọi nỗ lực đều được đền đáp khi ký được hợp đồng gia công xuất khẩu quần jean cho Nhật và sau đó là hàng loạt các đơn hàng từ các công ty nước ngoài.

Sau ngành may mặc, tôi lại tiếp tục mở các dịch vụ như cho thuê xe du lịch, mở công ty mua bán phế liệu và mở công ty làm bao bì.

Có vẻ như bà rất may mắn vì làm việc gì cũng thành công?

May mắn chỉ là phần nhỏ thôi, theo tôi phàm làm việc gì cần phải theo đuổi đến cùng đặt hết tâm huyết về nó, chính vì thế dẫu khó khăn đến mấy cũng tìm cách vượt qua chứ không nản chí, bỏ ngang.

Theo thời gian tôi xây dựng công ty dần dần ngày càng lớn mạnh, giờ đây áp lực cơn áo gạo tiền không phải là chuyện của mình tôi nữa mà là của hàng trăm người. Vì thế những quyết định có tính sống còn tôi cần phải thận trọng vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người.

Hai mẹ con cùng quản lý công ty gia đình khó khăn và thuận lợi gì khi cả nhà cùng chung "một thuyền" như vậy?

Tôi thấy thuận lợi nhiều hơn khó khăn, vì hai mẹ con rất hiểu và thông cảm cho nhau, dễ chia sẻ một cách chân thành nhất để công việc hài hòa hơn.

Tất nhiên, chuyện bất đồng quan điểm là điều không tránh khỏi nhưng chúng tôi luôn tìm cách giải quyết ôn hòa nhất có thể, thậm chí đôi khi tôi biết quyết định của Ken là sai nhưng tôi vẫn chấp nhận để Ken thử thách, vì lý thuyết khác rất nhiều so với thực tế và tôi muốn Ken trải nghiệm để trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Theo bà thì trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh Chocolate (mặt hàng không phải là nhu yếu phẩm) điều khó nhất là gì?

Theo tôi khó nhất là người Việt không có thói quen sử dụng chocolate. Họ chỉ biết đến chocolate chỉ một vài năm trở lại đây thôi, còn ở nước ngoài thì sản phẩm này rất phổ biến.

Chính vì thế tôi chọn thương hiệu Chocolate Graphics vì đây là một thương hiệu nổi tiếng ở nước ngoài, việc này sẽ tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, vì tâm lý người dùng Việt mình là “sính ngoại” mà. Giới trẻ Việt luôn thích thú với những điều mới lạ, họ chính là những người đầu tiên chi tiền cho những sản phẩm của Chocolate Graphics.

Ngoài ra tôi luôn chú trọng đẩy mạnh phát triển nhiều mặt hàng mới, với nhiều sản phẩm đa dạng, mẫu mã đẹp mắt, chất lượng tốt, đặc biệt chúng tôi đánh mạnh vào vấn đề sức khỏe - rằng sản phẩm chocolate rất tốt cho sức khỏe.

Theo bà thế mạnh riêng của các nữ doanh nhân là gì?

Theo tôi nghĩ nam hay nữ doanh nhân thì đều có những điểm mạnh và yếu khác nhau, đối với tôi thì cách xử lý trong công việc của nữ doanh nhân thận trọng hơn, mềm dẻo hơn, uyển chuyển hơn, nhưng điều này cũng là điểm yếu của phụ nữ vì “không dám mạnh tay” sẽ làm mất đi nhiều cơ hội trong kinh doanh.

Làm phụ nữ phải chèo chống cả một đoàn tàu, nhất là phải chống chọi với cạnh tranh và biến động trên thương trường, đôi lúc tôi cũng mệt mỏi và căng thẳng. Nhưng

may mắn của tôi là có con trai Ken - La Vỹ Lương luôn cùng tôi chia sẻ những khó khăn, giúp tôi đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.

Chấp nhận bỏ ra một số vốn lớn cho con kinh bà có cho rằng như thế là mạo hiểm không?

Mạo hiểm chứ, thậm chí rất mạo hiểm nữa nhưng tôi không còn cách lựa chọn nào khác vì muốn con trưởng thành hơn đôi khi cần phải hy sinh một cái gì đó. Dĩ nhiên là trước khi đồng tình tôi cũng phải xem xét kỹ mọi thứ, sau đó là chấp nhận mất mát, rủi ro, thậm chí đôi lúc biết quyết định của con không đúng, có thể gây thiệt hại nhưng tôi vẫn chấp nhận.

Khi quyết định cho con kinh doanh riêng, tôi xem như mình đang chơi một canh bạc 50% thắng, 50% thua, vì tôi nghĩ rằng tài sản lớn nhất mình muốn để lại cho con không phải là tiền bạc, “miệng ăn núi lở”, mà cái tôi cần nhất là con mình cần hiểu đúng giá trị sức lao động. Tôi muốn cho con cần câu chứ không phải con cá. Chính vì thế khi nghe con quyết định muốn ra lập nghiệp là tôi ủng hộ ngay, vì bản thân tôi cũng từng vấp ngã mới đứng lên được vì thế tôi cũng muốn con tôi có những trải nghiệm như thế.

Có lẽ, hiểu được sự hy sinh của mẹ nên Ken cố gắng học tập và trao đồi kiến thức rất nhiều, Ken rất quý trọng công sức, cũng như đồng tiền mình là ra, không bao giờ xài phung phí. Ngoài ra Ken sống cũng rất tình cảm luôn yêu thương mẹ và quan tâm đến nhân viên, đó chính là điều làm một người mẹ như tôi hạnh phúc nhất.

Được mọi người đánh giá là người phụ nữ thành công vậy bà đã làm thế nào để cân bằng cuộc sống giữa kinh doanh và gia đình?

Hài hòa giữa kinh doanh và gia đình là việc rất khó đối với các doanh nhân, đặc biệt là doanh nhân nữ. Trước kia tôi cũng lao vào kinh doanh lơ là gia đình, nhưng sau này tôi nhận ra cần phải cân bằng hài hòa giữa gia đình và công việc. Vì thế dù bận rộn như thế nào thì cuối tuần tôi cũng cố gắng dành ra một buổi để nấu ăn cho chồng cho con.

Xin cảm ơn bà về buổi trò chuyện!

Theo Doanhnhanthanhdat.net/NDT
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Lương Lệ Lan: Tôi muốn cho con cần câu chứ không phải con cá

    Lương Lệ Lan: Tôi muốn cho con cần câu chứ không phải con cá

    09/02/2013 1:54 PM

    Sớm mồ côi mẹ từ nhỏ, hiểu được cuộc sống thiếu thốn trong gia đình chính vì thế bà Lương Lệ Lan, Giám đốc Công ty TNHH TM Lá Phong sớm lựa chọn con đường kinh doanh riêng cho mình chứ không đi theo nghề truyền thống gia đình. Với cách sống “lấy tâm để thu phục lòng người” bà đã truyền kinh nghiệm sống của mình cho con trai trong cách đối nhân xử thế, khi tiếp tục cùng mẹ bước tiếp con đường kinh doanh

  • Bà Lương Lệ Lan:"Tham vọng làm giàu bằng chính sức lao động"

    Bà Lương Lệ Lan:"Tham vọng làm giàu bằng chính sức lao động"

    25/10/2012 10:00 AM

    Hơn một tiếng trò chuyện với Ken La, Giám đốc Công ty United Vision, có ít nhất năm lần anh nhắc về mẹ - bà Lương Lệ Lan, Giám đốc Công ty TNHH TM Lá Phong. Ken nói: "Mẹ là người cho tôi động lực để tôi tự tin khởi nghiệp. Tôi đã học được rất nhiều điều từ mẹ, đó là triết lý lãnh đạo: Lấy tâm để thu phục lòng người, nghị lực chống chọi trước khó khăn, bền bỉ với con đường mình đã chọn". Từ chia sẻ của Ken, tôi đã tìm gặp Giám đốc Công ty Lá Phong. Mở đầu câu chuyện, bà đã nhắc đến Ken:

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.