Nền kinh tế ốm yếu của Ukraina đã sụp đổ nếu không có sự hỗ trợ tài chính của Nga, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) khẳng định.

Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde

Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde cho biết nền kinh tế của quốc gia Đông Âu này đã may mắn thoát khỏi bờ vực thảm họa khi nhận được dòng tiền cứu trợ từ Nga.

"Nếu không có sự giúp đỡ mà họ nhận được từ Nga cách đây vài tháng, không biết họ sẽ đi tới đâu," bà Lagarde phát biểu trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên kênh US PBS.

Nga đã được ra một quyết định quan trọng khi đầu tư 15 tỷ USD để mua lại trái phiếu châu Âu mà Ukraina sở hữu vào cuối năm ngoái, và giải ngân 3 tỷ USD trong đợt đầu tiên vào tháng 12. Moscow và Kiev cũng đã đồng ý cắt giảm giá gas cho Ukraina trong nỗ lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế ốm yếu của nước này.

Tuy nhiên, việc bơm tiền và giảm giá đã bị đóng băng theo sau một vụ đảo chính giữa các cuộc biểu tình bạo lực vào hồi tháng Hai, dẫn tới việc các đảng cánh hữu chiếm những vị trí chủ chốt trong chính quyền mới.

Tổng giám đốc IMF thừa nhận rằng Ukraina đã bị tách rời khỏi thị trường tài chính quốc tế. Bà cũng nhấn mạnh tiền của IMF có giá của nó và điều này đồng nghĩa với việc Ukraina được trông đợi sẽ làm cái mà họ phải làm để cải tổ nền kinh tế của mình, bao gồm cả việc đưa ra một số lựa chọn khó khăn.

"Đó là một nền kinh tế cần cải cách, cần chuyển đổi sâu sắc về chính sách tài chính, chính sách tiền tệ và chính sách về năng lượng," hãng Ria Novosti trích lời bà Lagarde.

Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF có trụ sở tại Washington tuần trước cho biết đã ký một thỏa thuận với Ukraina, theo đó Kiev sẽ nhận được khoản tín dụng 14-18 tỷ USD để đối lấy việc cải cách nền kinh tế èo uột của nước này . Ukraina hy vọng sẽ nhận được tổng cộng 27 tỷ USD trong vòng hai năm tới.

Trong một diễn biến khác, Nga hôm 3/4 đã tăng giá gas đối với Ukraina lần thứ hai trong tuần, gần như gấp đôi trong vòng ba ngày và chồng chất thêm áp lực lên quốc gia láng giềng, vốn đang trên bờ vực phá sản trong cuộc khủng hoảng về Crưm, hãng thông tấn Reuters đưa tin.

Việc tăng giá lần này, do nhà sản xuất khí đốt tự nhiên Gazprom thông báo tại Moscow, đồng nghĩa với việc Ukraina sẽ phải trả hơn 80% so với giá mà họ mua trước khi được nâng lên lần đầu vào hôm 1/4.

Người đứng đầu Gazprom, Alexei Miller đã báo cáo lên Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev rằng việc tăng giá gas là do áp dụng thêm thuế xuất khẩu khí đốt đối với Ukraina.

"Giá gas sẽ tự động tăng từ tháng Tư," Reuters trích lời ông Alexei.

Gazprom cũng khuyên Ukraine tăng dự trữ khí đốt để đảm bảo cung cấp ổn định cho châu Âu.Được biết, Liên minh châu Âu nhận khoảng một nửa nguồn cung cấp khí đốt từ Nga thông qua Ukraina.

Thủ tướng Ukraina Arseny Yatseniuk nói rằng động thái mới nhất, hai tuần sau khi Nga sáp nhập Crưm, là không thể chấp nhận được và cho rằng Nga đang gia tăng áp lực lên Kiev thông qua việc hạn chế cung cấp khí đốt cho nước mình.

Moscow thường xuyên dùng năng lượng như một vũ khí chính trị trong việc đối phó với các nước láng giềng và các khách hàng châu Âu đang lo ngại rằng Nga lại một lần nữa ngừng cung cấp khí đốt trong cuộc khủng hoảng Đông-Tây tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.

Sầm Hoa (VietNamNet)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.