Ấn Độ hiện là tâm chấn của đại dịch Covid-19 trên thế giới với số lượng ca nhiễm mới kỷ lục mỗi ngày. Điều này đang đe doạ tới sự phục hồi của đại dịch trên toàn thế giới.

Hình ảnh các bệnh viện tràn ngập những người bệnh và sắp tử vong đang tràn ngập trên các phương tiện truyền thông xã hội, khi các nhân viên y tế cũng như công chúng đưa ra lời kêu gọi tuyệt vọng về nguồn cung cấp oxy. Hơn 200.000 người Ấn Độ được báo cáo đã tử vong vì virus, mặc dù con số thực sự có thể cao hơn nhiều.

Các thủ đô chính trị và tài chính của Ấn Độ là New Delhi và Mumbai đang trong tình trạng phong toả và chỉ có tiếng còi xe cứu thương phá vỡ sự yên tĩnh, nhưng ngày càng có nhiều lời trách móc nhắm vào Thủ tướng Narendra Modi về việc cách chính phủ của ông xử lý đại dịch.

Chính quyền của ông Modi đã tìm cách ngăn chặn một số lời chỉ trích gần đây về phản ứng của họ đối với virus trên Twitter - nơi thể hiện sự tức giận và thất vọng đối với nhà lãnh đạo của Ấn Độ.

Làn sóng mới đang bùng phát của Ấn Độ đã khiến chiến dịch ngoại giao vắc xin của nước này đột ngột dừng lại sau khi Thủ tướng Modi gọi Ấn Độ là “hiệu thuốc của thế giới” và hứa hẹn quá mức về khả năng đưa hàng triệu vắc xin ra nước ngoài.

Xuất khẩu vắc xin của Ấn Độ là một phần quan trọng của chiến dịch COVAX - chương trình toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm cung cấp dịch vụ tiêm chủng cho các quốc gia có thu nhập thấp. Tình hình khó khăn của Ấn Độ đã khiến nhiều quốc gia phải tranh giành để tìm các giải pháp thay thế khác.

Với tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của Ấn Độ, cuộc khủng hoảng không chỉ có nguy cơ đối với sự phục hồi non trẻ ở nền kinh tế lớn thứ ba châu Á này mà còn đe doạ tới sự cố gắng hạ gục Covid-19 và phục hồi trên toàn cầu.

Một số nhà khoa học đã liên kết làn sóng lây nhiễm mới của Ấn Độ với một chủng virus độc hơn vì sự bùng phát ngoài tầm kiểm soát có thể làm xuất hiện các đột biến tiến hoá tiếp theo có thể thách thức các loại vắc xin hiện đang được phân phối từ châu Âu đến Mỹ.

Bên cạnh đó, khoảng cách tiêm chủng toàn cầu giữa các quốc gia giàu và nghèo vẫn còn lớn một cách đáng kinh ngạc.

Dựa trên trình theo dõi vắc xin của Bloomberg, ở mức 1,04 tỷ liều vắc xin đủ để được tiêm chủng cho gần 7% dân số thế giới, nhưng các quốc gia giàu nhất vẫn đang được tiêm vắc xin nhanh hơn 25 lần so với các quốc gia nghèo nhất.

Trong khi đó, dữ liệu cho thấy đại dịch trên toàn cầu đang trở nên tồi tệ hơn. Số ca nhiễm bệnh đã đạt mức cao hàng tuần và phần lớn là do tình trạng lây nhiễm nhanh chóng ở Ấn Độ, Brazil và các quốc gia khác. Tốc độ tử vong cũng đang tăng nhanh, 1/3 trong tổng số 3 triệu ca tử vong do Covid trên thế giới đã xuất hiện trong ba tháng qua.

Mặt khác, chính phủ Mỹ cuối cùng cùng các quốc gia khác và các công ty toàn cầu lớn như Blackstone và Amazon trong các nỗ lực cứu trợ cho Ấn Độ.

Hạc Hiên (ĐTCK)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.