Trước khi thành công, nhiều doanh nhân Việt Nam từng làm các công việc rất nhỏ như phụ việc, lơ xe, và họ đã tạo ra hàng tỷ đồng từ hai bàn tay trắng.

1. Ông Võ Trường Thành -Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành đi lên từ thợ

Cách đây chừng 20 năm, cái tên Gỗ Trường Thành còn xa lạ với nhiều người tiêu dùng. Bởi lúc đó mới chỉ là một xưởng nhỏ - ông chủ đồng thời là thợ - chuyên gia công sản phẩm phục vụ bà con khu vực Tây Nguyên và làm hàng theo yêu cầu của các xưởng sản xuất lớn.

Đến nay Trường Thành trở thành một doanh nghiệp gỗ hàng đầu về kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Bao gồm 7 nhà máy chính, tổng diện tích hơn 240.000 mét vuông . Là đơn vị có kim ngạch xuất khẩu khoảng 85% sản lượng gỗ đến hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới. Năm 2005, đoạt giải "Cúp Vàng chất lượng quốc tế 2005" tại Tây Ban Nha và "Giải chất lượng vàng Việt Nam 2005". Năm 2008, được bình chọn trọn trong danh sách "Top 30 Thương hiệu Quốc gia".

Ông Võ Trường Thành cho biết: Để có được những thành quả như hôm nay, 80% là nhờ nội lực, 15% là kiến thức và 5% còn lại là may mắn. Niềm tin là vậy, khao khát là thế, nhưng con đường đi đến thành công không là con đường luôn bằng phẳng. Để tồn tại, để không bị sự đào thải của thị trường, tập thể chúng tôi luôn phải giữ vững lập trường của mình, đó là tạo ra sản phẩm chất lượng tốt với giá thành hợp lý. Thành quả của một doanh nghiệp không bao giờ được đúc kết chỉ nhờ sự vun đắp của một vài cá nhân.

2. Ông Phạm Quang Dũng – Chủ tịch Công ty Cổ phần TASCO (TARIC)- Chàng lơ xe nghèo thành đại gia bất động sản

Trước khi trở thành chủ tịch của một công ty bất động sản có doanh thu 700 tỷ đồng mỗi năm, doanh nhân Phạm Quang Dũng đã trải qua những ngày tháng cơ cực làm lơ xe khách để kiếm miếng sinh nhai.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở tỉnh Nam Định, ngay từ nhỏ, ông Phạm Quang Dũng đã đam mê kinh doanh và đeo đuổi ước mơ làm giàu. Sống trong thời bao cấp đến mua cái vé ôtô cũng phải xếp hàng từ tối hôm trước, có người quen làm ở phòng giao thông, may ra cũng chỉ xin được giấy giới thiệu để được mua vé, đi từ Nam Định lên Hà Nội mất đến 2 ngày trời.

Chứng kiến cảnh đó, từ những năm 1982-1983, ông Phạm Quang Dũng bắt đầu đầu tư công nông chở hàng, máy xay gia công, ôtô tải...

Năm 1995, ông chuyển sang công tác tại công ty xây dựng của huyện. Ban đầu chỉ là đấu thầu thành công những dự án nhỏ ở các xã, huyện. Khi đã có chút tiếng tăm ông liên doanh với Công ty công trình giao thông Nam Định, tiền thân của TARIC ngày nay. Sau một thời giam công tác, ông được mời về với vị trí phó giám đốc, bất chấp dị nghị của bao người về trình độ bằng cấp.

Năm 1998, ông Phạm Quang Dũng lên giữ chức giám đốc trong tình cảnh doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản, với khả năng tài giỏi của người cầm quân, sau một thời gian lèo lái ông Dũng đã từng bước từng bước khắc phục khó khăn đưa công ty vượt qua khủng hoảng. Tính đến nay Công ty Cổ phần TASCO có tổng số vốn điều lệ lên đến 350 tỷ đồng với doanh thu mỗi năm khoảng 700 tỷ đồng.

Mỗi ngày làm việc 15-16 tiếng, cả tuần chỉ nghỉ nửa buổi ngày chủ nhật, học và tự học không ngừng trên thương trường để có được thành quả như vậy song ông Phạm Quang Dũng luôn tâm niệm, thành công của TARIC là nhờ luôn giữ uy tín, chất lượng sản phẩm và sự đồng lòng, đoàn kết trong nội bộ công ty. Ngoài ra, vấn đề đào tạo trong doanh nghiệp cũng luôn được ông đề cao với việc đầu tư 2 tỷ đồng mỗi năm.

Từ cậu bé sinh ra trong một gia đình nghèo, nay sở hữu tổng tài sản trị giá cả trăm tỷ đồng, vươn lên làm chủ một doanh nghiệp lớn sau chặng đường học hành dang dở, doanh nhân Phạm Quang Dũng cho rằng ước mơ, đam mê là yếu tố then chốt. Muốn thành công trước hết cần phải có ước mơ, kế hoạch cho riêng mình “Mình phải biết mình muốn gì thì trời mới biết để cho”.

3. Nguyễn Thành Dương- Trưởng thành lên từ việc bán cơm

Sinh năm 1986, nhưng Nguyễn Thành Dương chững chạc hơn nhiều so với tuổi 25 của mình. Anh hiện là Giám đốc điều hành của thương hiệu cơm kẹp VietMac - một mô hình kinh doanh thức ăn nhanh rất đặc trưng Việt Nam, tương tự như món hamburger nhưng thay vì bánh mì thì sẽ là cơm ép dẻo.

Để sản phẩm hợp khẩu vị với nhiều người, giai đoạn đầu, anh Dương phải nhờ đến sự hỗ trợ của anh em, bạn bè và đồng nghiệp, thậm chí là những chuyên gia am hiểu lĩnh vực ẩm thực để nếm thử. Người chê cũng có, lời khen cũng không ít. Từ sự trải nghiệm của mỗi người anh tổng hợp lại để đưa ra sản phẩm cuối cùng mang hương vị đặc trưng nhất, và phù hợp với thị hiếu của nhiều người.

Khởi đầu, tài sản của Thành Dương là tuổi trẻ, sau hơn một năm thành lập,VietMac đã có chuỗi cửa hàng tại Hà Nội và TP.HCM. Hiện nay thương hiệu VietMac được định giá 2,25 triệu USD con số cao gấp 10 lần giá trị đầu tư ban đầu. Chính điều này là động lực để anh Dương quyết thực hiện ước mơ mang thương hiệu "cơm kẹp" ra thị trường thế giới.

4. Nguyễn Quốc Bảo: Cậu bé sơn xe trở thành 'ông trùm' tỷ phú điện thoại

Sớm có ý thức tự lập ở tuổi 15 - 16, đầu lớp 10, ngoài giờ học anh lân la tại các quản sửa chữa xe máy của hàng xóm xin được phụ sửa xe hay làm bất cứ việc gì được sai bảo. Thạo việc, chỉ một năm sau, Bảo nhận mối về sơn xe tại nhà và kể từ đấy hầu như chuyện tiền bạc ít khi phải dựa vào gia đình.

22 tuổi, lập công ty riêng với số vốn vay mượn, 15 năm sau, Nguyễn Quốc Bảo trở thành ông chủ một trong những tập đoàn phân phối điện thoại hàng đầu Việt Nam với gần 200 nhân viên làm việc và số tài sản lớn hơn ban đầu đến hàng nghìn lần.

Năm 2007 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Thành Công Mobile khi được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam chứng nhận sản phẩm điện thoại Bavapen là sản phẩm điện thoại di động đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam. Đồng thời Thành Công Mobile của Bảo cũng là nhà phân phối độc quyền của dòng điện thoại Philips (Hà Lan) tại Việt Nam.

“ Với quan niệm cuộc sống này có gì gọi là chông gai. Quan trọng là người ta biết lạc quan, biết biến những phức tạp rồi biến những phức tạp trở nên giản đơn”. Chính điều này đã tạo nên một Nguyễn Quốc Bảo và thương hiệu Thành Công Mobile phát triển như ngày hôm nay.

PV (tổng hợp)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Tâm sự 'để đời' của đại gia thời khốn khó

    Tâm sự 'để đời' của đại gia thời khốn khó

    14/11/2013 8:22 AM

    Những lúc khó khăn, các doanh nhân lớn vẫn có những cách thể hiện đáng chú ý. Đặc biệt, không ít người đã có những nhận định, phát ngôn gây sóng, được xem là để đời. Tuy chỉ có điều, những phát ngôn thời điểm này mang nhiều nét tâm sự, chia sẻ và đôi khi mang màu sắc bi quan thay cho những tuyên bố hoành tráng trước đây.

  • Ông trùm gỗ Việt ngập trong khoản nợ ngàn tỷ

    Ông trùm gỗ Việt ngập trong khoản nợ ngàn tỷ

    03/10/2013 7:49 AM

    Nổi tiếng là nhà sản xuất kinh doanh đồ gỗ lớn nhất Việt Nam, được mệnh danh ông trùm đồ gỗ Việt nhưng doanh nhân Võ Trường Thành và DN của ông đang ngập trong khoản nợ ngắn hạn trên 1.500 tỷ đồng.

  • Trường Thành sửa lỗi

    Trường Thành sửa lỗi

    10/06/2013 10:02 AM

    Lần đầu tiên kể từ khi niêm yết, Công ty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Trường Thành biết đến mùi thua lỗ. Cuối năm 2012, Công ty lỗ 2,9 tỉ đồng. Ông Võ Trường Thành đã viết một bức thư đính kèm trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị Cổ đông 2013. Ông đã nhận lỗi trước toàn thể cổ đông và gọi đó là kết quả đáng xấu hổ.

  • CEO U50 vượt bão

    CEO U50 vượt bão

    18/02/2013 3:59 PM

    Khó khăn năm qua lại là cơ hội để các CEO U50 thể hiện kinh nghiệm và bản lĩnh trận mạc.

  • Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng

    Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng

    07/07/2012 9:06 AM

    Trước khi thành công, nhiều doanh nhân Việt Nam từng làm các công việc rất nhỏ như phụ việc, lơ xe, và họ đã tạo ra hàng tỷ đồng từ hai bàn tay trắng.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.