John Paulson, nhà sáng lập Công ty Quản lý Quỹ Paulson & Co., là gương mặt rất “hot” trong giới tài chính. Bất cứ nơi nào ông đặt chân đến đều tạo sự xôn xao.

John Paulson, nhà sáng lập Công ty Quản lý Quỹ Paulson & Co., là gương mặt rất “hot” trong giới tài chính.

Bởi vì Paulson là người đã tạo nên lượng tài sản khổng lồ trong lịch sử Phố Wall chỉ sau 1 đêm. Quyết định của ông trong việc mua bảo hiểm vỡ nợ tín dụng liên quan đến các khoản thế chấp dưới chuẩn trước khi thị trường nhà đất Mỹ sụp đổ vào năm 2007 đã giúp đem về cho cá nhân ông gần 4 tỉ USD, biến ông từ một nhà quản lý quỹ vô danh trở thành một huyền thoại trong giới tài chính. Và cũng trong năm 2007, tất cả các quỹ của ông đều đã thắng lớn khi kiếm được tới 15 tỉ USD.

Tuy nhiên sau đó, những quyết định sai lầm đã khiến cho sự nghiệp của Paulson sụp đổ. Năm 2011, Paulson & Co. đã lỗ lên tới hàng tỉ USD. “Chúng tôi đã vấp ngã vào năm ngoái, chỉ vì quá tự tin vào hướng đi của nền kinh tế và đã đặt cược quá lớn”, Paulson cho biết.

Trượt dốc

Sau thành công của năm 2007, người người đã rót vốn vào Paulson & Co. Và công ty này tiếp tục tạo ra lợi nhuận trong năm 2008 và 2009, khi Paulson mua lại các khoản nợ được phát mãi tại các công ty tài chính và cổ phiếu các ngân hàng, công ty bảo hiểm. Đến năm 2010, Paulson & Co. đã trở thành một trong những quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới với 32 tỉ USD giá trị tài sản được quản lý. Trong đó gần 60% là tiền của Paulson và nhân viên công ty.

Các quỹ của Paulson vẫn làm ăn rất khấm khá cho đến năm 2011. Hai quỹ lớn nhất của ông là Paulson Advantage và Advantage Plus đã thua lỗ lần lượt 36% và 52% trong năm đó. Và sự thua lỗ này vẫn tiếp tục, khi Paulson Advantage và Advantage Plus lỗ 6,3% và 9,3% tính đến hết tháng 5.2012.

Lý do cho sự trượt dốc này có thể nằm ở 2 chữ “quy mô”. Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã luôn nói rằng quy mô có thể là một điều bất lợi. Đồng quan điểm, Jim Liew, Giáo sư Trường Kinh doanh Stern (Đại học New York), cũng cho rằng: “Quy mô càng lớn thì sẽ càng khó duy trì sự tăng trưởng. Nếu bạn nhìn vào 10 quỹ đầu cơ lớn nhất thì 5 trong số đó sẽ không còn tồn tại trong 10 năm nữa. Rất khó để có thể giữ vị trí hàng đầu”.

Steven Cohen, đứng đầu quỹ đầu cơ khổng lồ SAC Capital Advisors, cũng thừa nhận điều này trong một bài báo năm 2010 của tờ Vanity Fair rằng: “Chúng tôi sẽ không tạo ra những con số lớn hơn bây giờ khi đã trở nên lớn hơn”. Nhưng Paulson đã phản bác lại rằng Quỹ của ông đã có hơn 30 tỉ USD từ năm 2008 đến hết năm 2010 và những năm này là những năm tốt nhất của Quỹ.

Paulson cảm thấy chắc chắn về mọi thứ trong năm 2011. Trong một lá thư gửi nhà đầu tư, ông đã rất tự hào vì đã tạo ra khoản lợi nhuận 8,4 tỉ USD cho các nhà đầu tư trong năm 2010. Và ông tin rằng năm 2011 cũng sẽ như vậy.

Paulson đã tạo khoản lãi lớn thông qua những khoản đầu tư thông minh nhưng có giới hạn. Nhưng ông cũng bắt đầu đặt cược lớn hơn và mạo hiểm hơn. Các quỹ của ông đã mua lại số cổ phần lớn tại các ngân hàng như Bank of America, Wells Fargo, JPMorgan Chase, Capital One; các cổ phiếu của các tập đoàn khai thác vàng, mà ông dự kiến sẽ tăng về giá trị khi lạm phát tăng; và những trái phiếu có lợi suất cao. Ông cho rằng nền kinh tế sẽ hồi phục và ông sẽ thu lời lớn từ những khoản đầu tư này. Thế nhưng, hầu hết những thương vụ đầu tư vĩ mô của ông đã suy giảm giá trị nghiêm trọng khi thị trường ngày càng đi xuống và cuộc khủng hoảng tại châu Âu đã diễn biến tồi tệ hơn.

Điều đáng nói là Paulson đã đầu tư ngoài lĩnh vực sở trường của mình (Paulson là nhà đầu tư vĩ mô) khi rót tiền mua lại các cổ phiếu hoặc trái phiếu cụ thể. Và kết cục của nó là thảm họa. Điển hình nhất là khoản đầu tư vào cổ phiếu của Sino-Forest, một công ty gỗ Trung Quốc được giao dịch trên sàn chứng khoán Toronto (Canada).

Theo một lá thư gửi cho nhà đầu tư vào tháng 6.2011, Paulson cho biết đã trở nên hứng thú với Sino-Forest vào năm 2007 sau khi đọc một bài báo trên Bloomberg News viết rằng Công ty này có thể sẽ bị thâu tóm. Tính đến tháng 5.2011, các quỹ Advantage của Paulson đã trở thành cổ đông lớn nhất trong Sino-Forest với 31 triệu cổ phiếu, tương đương 12,5% cổ phần của công ty này. Tháng 6 năm đó, hãng đầu tư Muddy Waters Research công bố một báo cáo nghiên cứu về Sino-Forest. Trong đó, Sino-Forest bị cáo buộc đã lừa dối về chuyện sở hữu một diện tích lớn đất rừng tại Trung Quốc. Kể từ đó, cổ phiếu Sino-Forest sụt giảm mạnh. Paulson đã lật đật bán tháo cổ phiếu của công ty này trong tháng đó và Paulson &Co. đã lỗ 106 triệu đô-la Canada.

Thảm họa chưa dừng ở đó. Tháng 5.2012, Ủy ban Chứng khoán Ontario (Canada) đã buộc tội lừa đảo đối với Sino-Forest. Và một cựu nhà đầu tư của Paulson là Hugh Culverhouse Jr. đã đệ đơn kiện lên tòa án Miami (Mỹ) cáo buộc Paulson & Co. đã không kiểm tra, thẩm định đầy đủ trước khi rót vốn đầu tư. Tiếng tăm của Paulson từ sau những lùm xùm này đã sa sút nghiêm trọng.

Những sai lầm lớn

2 quỹ lớn nhất của John Paulson đã lỗ nặng trong năm 2011 và mức lỗ này vẫn tiếp tục trong năm 2012

Các quỹ của Paulson đã kết thúc năm 2011 với mức lỗ đậm. Rất khó để tính toán chính xác con số lỗ thực sự nhưng theo các báo cáo gửi nhà đầu tư của Paulson, tính đến cuối năm 2011, các quỹ của ông đã có ít hơn 13,2 tỉ USD giá trị tài sản so với cuối năm 2010.

Theo báo cáo dài 101 trang mà Paulson gửi cho các nhà đầu tư vào cuối năm ngoái, ông thừa nhận Công ty đã phạm một số sai lầm lớn. Chẳng hạn, Công ty đã đánh giá thấp cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, quá lạc quan về nền kinh tế Mỹ và có một số sai lầm trong việc đầu tư cổ phiếu. “Tình hình hoạt động năm 2011 rõ ràng là không thể chấp nhận được. Nhưng chúng tôi tin rằng năm 2011 chỉ là một phút lầm lạc trong chuỗi dài hoạt động của chúng tôi”, ông viết trong báo cáo như thế.

Có thể thấy mặc dù Paulson & Co. đã trải qua một trong những vụ thua lỗ lớn nhất trong lịch sử quỹ đầu cơ, nhưng mức lợi nhuận 22,6 tỉ USD của nó trong suốt từ khi thành lập cho đến thời điểm đó vẫn là mức cao thứ ba cho các nhà đầu tư, theo LCH Investments. Còn theo Tạp chí Forbes, tài sản ròng của John Paulson là 12,5 tỉ USD, giảm từ mức đỉnh 16 tỉ USD của tháng 3.2011.

Một kỳ vọng lớn của Paulson có thể vớt vát lại là khoản đầu tư vào vàng. Tại Hội nghị Đầu tư Ira Sohn diễn ra vào ngày 16.5, Paulson đã điểm lại danh mục đầu tư của mình. Trong đó có một khoản đầu tư đáng chú ý là vào AngloGold Ashanti, tập đoàn khai thác vàng lớn trên thế giới mà Paulson & Co. là cổ đông lớn duy nhất, nắm giữ 33 triệu cổ phiếu. “Giá cổ phiếu của AngloGold Ashanti đã không diễn biến tốt trong thời gian qua”, ông thừa nhận. Nhưng ông cho rằng: “Giá cổ phiếu đã không diễn biến tương xứng với giá vàng”.

Trong nhiều năm qua, vàng luôn là khoản đầu tư lớn nhất và táo bạo nhất của Paulson. Ngoài Quỹ Paulson Gold Funds, được tung ra vào năm 2010, gần 25% các quỹ Advantage là có đầu tư vào vàng trong năm 2012. Nhưng cũng chính sự biến động dữ dội của cổ phiếu ngành này là một phần lý do cho sự trượt dốc kéo dài tại nhiều quỹ của Paulson. Mặc dù vậy, ông vẫn luôn đặt niềm tin vào triển vọng của vàng.

Paulson cho biết, mặc dù thị trường vàng vẫn đang diễn biến ảm đạm, nhưng nhu cầu đối với vàng vẫn sẽ ở mức cao và chẳng bao lâu nữa giá trị các cổ phần nắm giữ liên quan đến vàng sẽ tăng mạnh. Theo ông, bất cứ những ai ở Hy Lạp, Ý và Pháp cũng sẽ rút tiền khỏi ngân hàng và mua vàng vật chất trước khi khu vực đồng euro sụp đổ.

Người người rút vốn

Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo giới cuối tháng 6 vừa qua, Paulson đã tỏ ra rất lạc quan. “Tôi nghĩ chúng tôi đang quay trở lại đường đua. Và tôi thực sự hào hứng về danh mục đầu tư hiện tại của mình”, ông nói.

Vừa trả lời, Paulson vừa miết ngón tay trên bàn và rồi ông lại ngả người ra sau ghế, bất chợt trở nên suy tư. “Đôi khi rất khó để đoán biết được thị trường. Do đó, chúng tôi không đặt mục tiêu lúc nào cũng chiến thắng, vì điều đó là không thể”, ông nói.

Nhưng không phải ai cũng sẵn lòng chờ đợi, nhất là khi họ đã mất kiên nhẫn từ vụ lỗ năm 2011. Không ít nhà đầu tư đã rút vốn khỏi Paulson & Co., trong đó có Public Employees Retirement Association of New Mexico (New Mexico PERA), tổ chức phi lợi nhuận Ascension Health, the Philadelphia Board of Pensions and Retirement và nhiều quỹ đầu cơ khác.

Một nhà đầu tư tổ chức đã rút vốn khỏi các quỹ của Paulson vào năm 2011 (đề nghị không nêu tên) cho biết hầu hết các quỹ đầu cơ đều đi theo một chuỗi phát triển tương tự. Trong giai đoạn đầu, các quỹ thường tăng trưởng rất nhanh nhưng họ cũng có quy mô rất nhỏ và vì thế rất khó để các tổ chức lớn đầu tư vào. Giai đoạn 2 là khi các nhà quản lý của quỹ tạo được một số thành quả nào đó. Đó là khi đường cong đi lên là ngoạn mục nhất và thu hút các nhà đầu tư nhảy vào. Giai đoạn 3 là giai đoạn quỹ trở nên quá lớn và hoạt động kinh doanh cũng bắt đầu đi xuống. “Đến giai đoạn 4, họ bắt đầu đi chệch hướng khi đi mua lại các đội bóng, những kiểu đại loại như vậy”, nhà đầu tư tổ chức này cho biết. “Chúng tôi nghĩ quỹ của Paulson đang ở giai đoạn 3 hoặc 4, chắc chắn không thể là giai đoạn 1 hay 2”.

Paulson biết rất rõ ông và quỹ của mình đã phạm không ít sai lầm, trong việc đánh giá thấp mức độ khủng hoảng tại châu Âu và cố bám theo một triển vọng hồi phục kinh tế mà chưa bao giờ xảy đến, hơn là duy trì chiến lược đầu tư bảo thủ hơn. Tuy nhiên, ông cho biết ông đang bẻ lái đầu tư, quay về với chiến lược truyền thống là đầu tư với khoản vốn nhỏ hơn và có sự phòng vệ. Và vì thế, ông cho rằng việc mọi người đã từ bỏ ông là một sai lầm. “Chúng tôi đã xây dựng được một lịch sử ấn tượng, đó là trong 18 năm, chúng tôi chỉ có 2 năm đi xuống. 1 trong 2 năm đó là năm 2011. Việc thua lỗ trong năm qua là đáng thất vọng nhưng bạn không thể cứ nghĩ mãi về quá khứ. Bạn phải nhìn vào tương lai”, ông nói

Theo Nhịp cầu Đầu tư
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Tỷ phú đầu tư John Paulson: Tiền ảo là một bong bóng, sẽ trở về con số 0 tròn trĩnh, vô giá trị

    Tỷ phú đầu tư John Paulson: Tiền ảo là một bong bóng, sẽ trở về con số 0 tròn trĩnh, vô giá trị

    07/09/2021 4:23 PM

    Từ một người gần như vô danh, John Paulson bỗng trở thành ngôi sao sáng trên bầu trời đêm của thế giới đầu cơ.

  • Tỷ phú đầu tư: ‘Giá trị tiền mã hóa sẽ trở về số 0’

    Tỷ phú đầu tư: ‘Giá trị tiền mã hóa sẽ trở về số 0’

    31/08/2021 1:45 PM

    Trước khi dự báo tương lai của thị trường tiền mã hóa sẽ “về 0”, năm 2008, tỷ phú John Paulson đã kiếm được 20 tỷ USD nhờ dự đoán chính xác đà lao dốc của thị trường nhà ở tại Mỹ.

  • Các tỷ phú đầu cơ vẫn luyến tiếc vàng

    Các tỷ phú đầu cơ vẫn luyến tiếc vàng

    15/11/2013 1:07 PM

    Nhà đầu cơ tỷ phú John Paulson, người cắt giảm một nửa mức nắm giữ vàng trong quý 2 năm nay, tiếp tục đặt cược vào sự lên giá của vàng trong thời gian tới trên cơ sở sự hồi phục của giá kim loại quý này. Trong khi đó, nhiều tổ chức dự báo lớn tiếp tục tỏ ra bi quan về triển vọng giá vàng.

  • John Paulson bỏ vàng chơi đàn

    John Paulson bỏ vàng chơi đàn

    26/08/2013 8:12 AM

    Vàng rớt giá mạnh. Nhiều quỹ đầu cơ lớn đã tháo chạy khỏi kim loại quý này. Theo một hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) vào giữa tháng 8 vừa qua, trong quý II/2013, quỹ Paulson & Co. của nhà đầu cơ danh tiếng John Paulson đã giảm hơn phân nửa cổ phần nắm giữ trong SPDR Gold Trust, quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới, xuống còn chỉ 10,2 triệu cổ phiếu.

  • Quỹ vàng của tỷ phú Paulson Paulson đã giảm 65% trong vòng 6 tháng

    Quỹ vàng của tỷ phú Paulson Paulson đã giảm 65% trong vòng 6 tháng

    18/07/2013 4:51 PM

    CafeLand - Quỹ đầu tư của tỷ phú John Paulson đã mất 23% giá trị trong tháng 7 và 65 % kể từ đầu năm đến nay. Trước đó, khi vàng chạm đáy vào ngày 12/4 hơn 300 triệu USD của tỷ phú Paulson “ra đi” khi vàng lao dốc chỉ trong một đêm.

  • 'Kho' vàng của tỷ phú Paulson mất hàng trăm triệu USD

    'Kho' vàng của tỷ phú Paulson mất hàng trăm triệu USD

    09/07/2013 9:09 PM

    Theo thông báo gửi các nhà đầu tư, quỹ vàng PFR Gold Fund của tỷ phú John Paulson đã mất 23% giá trị trong tháng và 65% từ đầu năm.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.