Thành công là điều ai cũng muốn hướng tới trong sự nghiệp, cũng như cuộc sống, tuy nhiên con đường chạm tới thành công không phải là dễ dàng. Vì thế, đã có rất nhiều những người đi trước sẵn sàng chia sẻ bí quyết của họ cho những người thế hệ sau.
Tỷ phú Richard Branson đã từng nói: “Người thầy tuyệt nhất của cuộc đời chính là sự thất bại”.
Bất kì ai cũng gặp những thất bại riêng trong cuộc đời. Tuy nhiên, đối với những người kinh doanh thì chắc hẳn mỗi thất bại lại là một bài học mới đối với họ.
Thất bại có thể khiến sự nghiệp của họ lụi tàn, nhưng những người đi trước, những doanh nhân tỷ phú nổi tiếng lại cho rằng đấy chính là một cơ hội tốt để kinh doanh. Bản thân họ cũng gặp rất nhiều vấn đề và từ đó, họ đã đúc kết, chia sẻ với những thế hệ sau để tránh đi vào vết xe đổ.
1. Tránh nói dông dài
Ở đại học, chắc chắn bạn được học rất nhiều bài học có ích giúp bạn hướng tới một tương lai tươi sáng ở nơi làm việc. Nhưng theo Guy Kawasaki, nhà đầu tư mạo hiểm của Thung lũng Silicon, cựu chuyên gia của Apple, có một điều bạn đã quên mất là nói dông dài, nói nhiều không giúp gì nhiều bằng việc giao tiếp tốt.
Có thể khi ở trường học, bạn được cổ vũ nên viết những bài luận tối thiểu 10 trang. Nhưng trong kinh doanh, đối thoại hiệu quả là phải ngắn gọn nhưng xúc tích. Với khả năng nói tốt và viết tốt thì chắc chắn bạn được chú ý nhiều hơn là việc nói dài, viết dài nhưng không đúng trọng tâm.
2. Tránh ôm nhiều việc cùng một lúc
Trong khi Jeff Bezos, CEO của Amazon có thể đảm nhiệm nhiều việc cùng một lúc nhưng ông cũng cho biết rằng nếu chỉ tập trung vào một việc, ông có thể tạo ra những kết quả tốt hơn và hiệu quả hơn.
Tại Summit Series mới đây ở Los Angeles, ông đã chia sẻ rằng: “Tôi không thích làm nhiều việc cùng một lúc. Nếu tôi đang đọc email của mình thì tôi chỉ muốn đọc email của mình thôi, không phân tâm làm những việc khác”.
3. Tránh chỉ tập trung hoàn toàn vào nhu cầu cá nhân
Cựu chuyên gia đàm phán FBI, doanh nhân Chriss Voss chia sẻ rằng có rất nhiều chuyên gia chỉ tập trung vào những gì họ cần. Nếu bạn muốn tốt hơn, muốn thăng tiến trong sự nghiệp thì nên hỏi sếp của bạn cần gì, rằng con đường mà doanh nghiệp của bạn hướng tới đâu và bạn có thể làm được gì để giúp đỡ.
Như vậy, trong việc giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu, chỗ đứng riêng, bạn đã chứng tỏ với sếp rằng bạn là một người có khả năng và bạn cũng đã nâng được giá trị của bản thân.
4. Tránh lặp đi lặp lại những câu trả lời nhạt nhẽo khi đi phỏng vấn
Theo một nhà tuyển dụng công nghệ cao, bạn không thể tới buổi phỏng vấn tuyển dụng mà không chuẩn bị bất cứ điều gì, và bạn cũng không nên nhẩm đi nhẩm lại những câu trả lời mà bản thân chuẩn bị trước.
Theo Chuck Edward, nhà lãnh đạo của Microsoft, gần như nhà tuyển dụng nào cũng muốn thấy cá tính của riêng bạn trong mỗi câu trả lời. Những câu trả lời nhạt nhẽo hay trả lời cho xong luôn luôn khiến các nhà tuyển dụng cảm thấy mất hứng khi phỏng vấn bạn.
Ninh Linh (Trí thức trẻ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.