CafeLand - Những người lính thường xuyên phải đối phó với bốn thách thức tương tự như doanh nghiệp, đó là những biến động, sự không chắc chắn, tính phức tạp và sự mơ hồ. Trong các trận chiến, các vị chỉ huy nhận thấy rằng, vào thời điểm các thông điệp của họ đến mặt trận, tình hình chiến sự đã thay đổi.

Vì vậy, họ rút ra bài học rằng hãy xác định những gì cần đạt được trước trận chiến và cho phép các chỉ huy cấp dưới sử dụng quyền chủ động để đưa ra các quyết định khi tình hình yêu cầu.

Về bản chất, cấu trúc tổ chức lý tưởng không phải là một hệ thống phân cấp cứng nhắc mà là một khối cầu, nơi mà những đặc tính cốt lõi của tổ chức tạo ra nền văn hóa làm việc và các bộ phận của tổ chức được tự do phản ứng với các sự kiện nằm ngoài phạm vi quy định đó. Sự tương phản này xảy ra là bởi các mệnh lệnh (của lãnh đạo) thường mang tính tập trung, còn quá trình thực thi (của nhiều nhân viên) thì lại mang tính phi tập trung.

Công việc kinh doanh trên toàn thế giới đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi hai sự kiện lớn trong thế kỷ này là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 - 2009 và hiện tại là đại dịch Covid-19. Những điều này cho thấy tầm quan trọng tột cùng của khả năng phục hồi và sự chuẩn bị của mỗi tổ chức. Những tổ chức đối phó với đại dịch tốt nhất là những tổ chức đã chuẩn bị sẵn sàng cho những điều bất ngờ không lường trước, và biết cách quản lý những thay đổi lớn trong xã hội và trong chuỗi cung ứng. Đồng thời, họ cũng phải luôn tổ chức rèn luyện và đào tạo về mọi loại tình huống mà người quản lý có thể gặp phải.

Trong những năm gần đây, các công ty đã trở nên quá chú trọng vào phân tích dự đoán, cố gắng đưa ra những dự báo chính xác về hướng đi của thị trường. Thay vì vậy, đáng lẽ họ nên thảo luận về những ý tưởng vượt qua ranh giới của những điều có thể. Dù các giám đốc điều hành công ty thực sự hiểu rõ công việc kinh doanh, nhưng khi môi trường đối mặt với những biến cố kiểu “Thiên nga đen” thì kinh nghiệm sẽ ít mang lại hiệu quả. Do vậy, lời khuyên ở đây là nên thử nghiệm và điều chỉnh quy trình tùy theo biến động và phản hồi của thị trường.

Khi khủng hoảng xảy ra, các ông chủ và lãnh đạo công ty còn có xu hướng giữ lại và kiểm soát gắt gao mọi việc. Nhưng điều đó đang làm mất đi ý nghĩa của sự đa dạng trong mô hình tổ chức. Bởi sự thực là, các công ty cần những người ở cấp cuối cùng để thích nghi và phản ứng nhanh. Quản lý cấp cao cần từ bỏ quyền hạn và cho phép cấp dưới ra quyết định. Vì vậy, các công ty cần đầu tư vào việc xây dựng các nhà lãnh đạo ở cấp thấp nhất của tổ chức để có nhiều khả năng phát triển thịnh vượng hơn. Bởi trong kinh doanh cũng như chiến tranh, không phải các tướng lĩnh bên trên gánh vác cuộc chiến, mà lại là người lính bên dưới.

Lam Vy (Economist)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Hãy quản lý doanh nghiệp trong khủng hoảng như quân đội khi bước vào trận chiến

    Hãy quản lý doanh nghiệp trong khủng hoảng như quân đội khi bước vào trận chiến

    18/11/2020 8:43 AM

    CafeLand - Những người lính thường xuyên phải đối phó với bốn thách thức tương tự như doanh nghiệp, đó là những biến động, sự không chắc chắn, tính phức tạp và sự mơ hồ. Trong các trận chiến, các vị chỉ huy nhận thấy rằng, vào thời điểm các thông điệp của họ đến mặt trận, tình hình chiến sự đã thay đổi.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.