Tập đoàn Hitachi của Nhật vừa nhận được hợp đồng trị giá lên tới gần 37 tỈ YEn (tương đương khoảng gần 8.000 tỉ đồng) để xây dựng hệ thống đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam.

Ông Akira Horie, Giám đốc Hoạt động Công ty Hệ thống Đường sắt thuộc Công ty Hitachi.

Hitachi sẽ chịu trách nhiệm cung cấp đầu máy toa xe, máy bán vé, hệ thống thông tin liên lạc và các phương tiện kỹ thuật khác cho tuyến đường sắt kéo dài 19 km chạy qua trung tâm TP.HCM. Dự kiến chuyến đầu tiên sẽ bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2018. Đây cũng được xem là một dự án đường sắt đô thị hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam. Nhân dịp này, NCĐT đã trao đổi với ông Akira Horie, Giám đốc Hoạt động Công ty Hệ thống Đường sắt thuộc Công ty Hitachi, để tìm hiểu thêm một số vấn đề có liên quan.

Được biết mảng phát triển hạ tầng nói chung thường khó mang lại lợi nhuận cao nên ít hấp dẫn các nhà đầu tư. Vậy quan điểm của Hitachi như thế nào?

Thật ra, tôi không cho rằng mảng phát triển dự án hạ tầng mang lại lợi nhuận thấp. Tất nhiên không thể so sánh với những lĩnh vực khác có tỉ suất lợi nhuận 30, 40 hay 50% được, nhưng nhiều công ty trên thế giới đã thu được mức lợi nhuận tốt, thuộc hàng hai con số và đặc biệt rất ổn định từ các dự án thuộc mảng này.

Như Tập đoàn Hitachi từng công bố, kế hoạch trung hạn đến năm 2015 của chúng tôi là phấn đấu đạt được mức lợi nhuận chung khoảng 7%. Điều này có nghĩa là Hitachi sẽ đầu tư vào các dự án hạ tầng cơ sở và các dự án phát triển xã hội với mục tiêu đặt ra là đạt được lợi nhuận ổn định.

Triển khai dự án ở Việt Nam, đâu là lợi thế và khó khăn mà Hitachi sẽ gặp phải so với các nước khác?

Ở những thị trường xa như châu Âu, tiềm năng phát triển gần như đã bão hòa. Ví dụ như ở Anh, bây giờ họ chỉ cần thay thế các toa xe hay đầu máy đã cũ. Nếu so với các quốc gia có hạ tầng phát triển như vậy thì Việt Nam lại có những nhu cầu khác. Bây giờ, các bạn đang cần xây dựng hệ thống đường sắt mới trong các đô thị. Như vậy, mối quan tâm của Hitachi ở đây sẽ khác, không dừng lại ở đầu máy toa xe nữa mà sẽ là cung cấp cả hệ thống tín hiệu và các hệ thống kỹ thuật khác.

Còn nếu so với các nước lân cận trong khu vực thì Việt Nam lại có lợi thế là có nguồn vốn ODA hỗ trợ phát triển hạ tầng giao thông. Dự án mà Hitachi tham gia sắp tới cũng nằm trong chuỗi các dự án hoàn thiện hệ thống giao thông của Việt Nam sử dụng vốn ODA từ Nhật. Đây chính là khác biệt lớn so với các nước xung quanh.

Tuy nhiên, điều mà chúng tôi lo ngại nhất khi triển khai dự án này là khả năng hợp tác và trao đổi thông tin với các nhà thầu bản địa. Bởi vì, dự án này có rất nhiều các công đoạn đòi hỏi sự chi tiết và cụ thể, kỹ càng. Ví dụ, đối với các đoạn ngầm thì cần phải gắn các tín hiệu như thế nào, dán đường ray như thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn... Tất cả những điều đó đòi hỏi sự chính xác rất cao. Chúng tôi phải làm việc trực tiếp thật tốt với các nhà thầu khi thi công. Hitachi sẽ phải bàn bạc cụ thể với các công ty tư vấn để đảm bảo vấn đề này. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ làm việc với các nhà tư vấn để lựa chọn được phương án tốt nhất trong việc tìm đối tác nhà thầu.

Trong tương lai, kế hoạch của Hitachi là mở rộng sang nước nào và ở những lĩnh vực nào?

Trong thời gian tới, Hitachi sẽ tham gia đấu thầu rất nhiều dự án đường sắt tại các quốc gia Đông Nam Á. Thái Lan là một trong các thị trường ưu tiên với các dự án tài điện một ray (monorail). Sau đó, chúng tôi cũng hi vọng sẽ được chọn tham gia dự án đường sắt đô thị tiếp theo ở Hà Nội.

Dự án mà Hitachi sẽ thực hiện tại Việt Nam có ODA của Nhật. Trong trường hợp các dự án khác không có nguồn vốn này thì Hitachi có tham gia hay không?

Hiện tại, dự án đường sắt đô thị tại TP.HCM sẽ được thực hiện theo điều khoản đặc biệt của ODA, tức là bắt buộc mua 30% các thiết bị của Nhật. Như vậy, với con số 30% của dự án này chúng tôi sẽ không phải cạnh tranh với các công ty thuộc các quốc gia khác. Tuy nhiên, để tăng cường hơn nữa tính cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, Hitachi vẫn không ngừng nâng cao năng lực của mình với mong muốn tạo ra được lợi thế cạnh tranh về chi phí cả chi phí cũng như công nghệ. Nếu làm được như vậy, Hitachi sẽ có thể đảm bảo khả năng cạnh tranh trong cả những dự án không liên quan tới ODA.

Các nhà cung cấp cơ điện ở Việt Nam hay châu Âu cũng khá chuyên nghiệp và uy tín. Là một công ty cung cấp cơ điện Nhật thì lợi thế của Hitachi trong lĩnh vực này là gì?

Để so sánh về kỹ thuật và công nghệ giữa các công ty châu Âu với Nhật thì các bạn phải hiểu vì sao như người Anh lại chọn mua và sử dụng các toa xe của chúng tôi đóng. Vương quốc Anh đã xây dựng và vận hành hệ thống giao thông đường sắt từ rất lâu rồi và giờ đây hệ thống này trở nên lỗi thời. Một số vấn đề phát sinh như tính đúng giờ của các chuyến tàu bị giảm sút. Trong khi đó, nhìn vào các công nghệ của Hiatchi thì các bạn luôn thấy chúng tôi không chỉ sản xuất các toa tầu có chất lượng cao mà còn mang lại hệ thống vận hành có độ tin cậy lớn. Vì thế mà sản phẩm toa tầu và hệ thống vận hành của chúng tôi đã được đánh giá cao, được Chính phủ Anh lựa chọn.

Về hạ tầng đường sắt Việt Nam, ông cho rằng nên cải tạo hay xây dựng mới?

Tôi nghĩ rằng đã đến lúc Việt Nam nên bắt đầu phát triển hệ thống đường sắt hiện đại hơn. Công nghệ giao thông đường sắt trên thế giới đã liên tục phát triển từ hàng chục năm nay và mang lại rất nhiều lợi ích cho kinh tế xã hội, vì vậy các bạn cần nắm bắt sớm để tránh tụt hậu quá xa. Tôi cũng cho rằng cách thức thứ hai, tức là xây dựng lại với công nghệ hoàn toàn mới sẽ hợp lý hơn.

Ông có thể chia sẻ đôi chút về tỷ lệ doanh thu của mảng kinh doanh hạ tầng xã hội của Hitachi được không?

Hitachi cung cấp rất đa dạng các sản phẩm và giải pháp cho mảng kinh doanh hạ tầng xã hội như hệ thống năng lượng, cơ khí cơ điện công nghiệp, các thiết bị thang máy, thang cuốn, thiết bị đường sắp và cơ khí xây dựng. Doanh thu của mảng kinh doanh này chiếm khoảng 30% tổng doanh thu của Hitachi. Tuy vậy, chúng tôi cũng có những sản phẩm và giải pháp của các mảng kinh doanh khác có liên quan chặt chẽ đến mảng kinh doanh hạ tầng xã hội.

Hitachi sẽ tập trung hơn nữa nguồn lực của mình để nâng cao tỉ lệ của mảng kinh doanh này. Việc ký kết hợp đồng cung cấp các thiết bị cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 tại TP.HCM với Uỷ ban Nhân dân thành phố nói trên là một trong những minh chứng thành công.

Hòa Thuận (Nhịp cầu đầu tư)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Giao thông đô thị bứt phá cùng Hitachi

    Giao thông đô thị bứt phá cùng Hitachi

    26/06/2013 10:38 AM

    Tập đoàn Hitachi của Nhật vừa nhận được hợp đồng trị giá lên tới gần 37 tỈ YEn (tương đương khoảng gần 8.000 tỉ đồng) để xây dựng hệ thống đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam.

  • Hiroaki Nakanishi – Thuyền trưởng cứu con tàu Hitachi

    Hiroaki Nakanishi – Thuyền trưởng cứu con tàu Hitachi

    15/04/2013 4:57 PM

    Hơn 100 năm tuổi, nhưng Tập đoàn điện tử hàng đầu Nhật Bản Hitachi cũng không thể tránh khỏi "cơn sóng thần" suy thoái như những người anh em khác ở xứ sở anh đào. Năm 2010 đã trở thành vết nhơ đen tối nhất của hãng này khi thua lỗ không chỉ dừng ở mốc 1.000 tỷ yên, tương đương 12,5 tỷ USD. Giữa tâm bão, Hiroaki Nakanishi xuất hiện.

  • “Bí quyết” vượt khó của Hitachi

    “Bí quyết” vượt khó của Hitachi

    16/11/2012 10:38 AM

    Cũng là một hãng điện tử Nhật, nhưng Hitachi đang chỉ cho các đối thủ đồng hương Sony và Panasonic thấy rằng, họ hoàn toàn có thể sống ổn nếu chấm dứt “duyên nợ” với sản xuất TV.

  • Hiroaki Nakanishi đã vực dậy Hitachi thế nào

    Hiroaki Nakanishi đã vực dậy Hitachi thế nào

    12/06/2012 3:52 PM

    Khi Hiroaki Nakanishi trở thành Chủ tịch Hitachi vào tháng 4.2010, các tập đoàn điện tử Nhật đang rơi vào thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử 102 năm của ngành, với 4 năm bị thua lỗ tổng cộng gần 1.000 tỉ yen (12,5 tỉ USD).

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.