Trong quá trình làm việc, có rất nhiều kinh nghiệm được đúc kết lại và chỉ có về sau này chúng ta mới nhận ra rằng nếu biết chúng sớm hơn, thành công sẽ đến và mọi chuyện sẽ rất khác.
Có bao giờ bạn giật mình tự hỏi mình sẽ già đi như thế nào? Bạn sẽ đi theo sự nghiệp hiện đang hướng tới cho đến khi bước đến tuổi 60 của đời người chứ? Hay những bài học nghề nghiệp nào bạn sẽ truyền lại cho con, cháu của mình? Bài viết dưới đây xin được chia sẻ cùng bạn đọc 5 kinh nghiệm mà mỗi chúng ta có thể học hỏi khi bạn đang cảm thấy quá muộn để làm một điều gì đó.
Có thể hiện tại bạn đang cố gắng tìm một công việc nào đó. Bạn ứng tuyển vào một vị trí mà bạn nghĩ rằng mình đáp ứng đủ yêu cầu công việc, nhưng rút cuộc lại không được mời phỏng vấn. Hoặc bạn được nhà tuyển dụng mời gặp mặt, nhưng vị trí ứng tuyển lại bị ứng viên nào đó “giật” khỏi tay bạn. Những cảm xúc này thật đáng sợ!
Bạn hoàn toàn có thể tìm được công việc mơ ước, nhận được thư mời tới một cuộc phỏng vấn mình đang trông đợi, được thăng chức hay được tăng lương. Tất cả chỉ xảy ra khi bạn bắt đầu đánh giá lại những sai lầm của mình, dám chịu trách nhiệm và học hỏi từ những người thành công đã từng kinh qua nhiều lần thất bại, khó khăn trước đó.
Bài viết dưới đây xin được chia sẻ cùng bạn đọc 5 kinh nghiệm mà mỗi chúng ta có thể học hỏi khi bạn đang cảm thấy quá muộn để làm một điều gì đó.
Bạn sẽ không bao giờ đủ sẵn sàng đưa ra một quyết định quan trọng trong sự nghiệp của mình
Ảnh : pinterest.com
Khi bạn đang ngâm ngợi xem có nên nói “có” với một cơ hội mới, bỏ việc, yêu cầu tăng lương hay được thăng chức thì điều đầu tiên hiện lên trong tâm trí bạn sẽ là câu nói “mình đã sẵn sàng chưa nhỉ?”. Bạn muốn chờ tới lúc đủ sẵn sàng mới bỏ việc. Bạn muốn đợi đến ngày mình cảm thấy sẵn sàng mới bắt đầu kiếm tìm một công việc mới. Và thậm chí, nhiều người trong chúng ta tự nhủ rằng: “Đợi sau lễ Giáng sinh mình sẽ quyết định”, “mình phải cân đo đong đếm bằng hết các lựa chọn rồi mới quyết định” hay “mình phải cầu nguyện đã”…
Bạn biết không? Sẽ chẳng bao giờ có thời điểm nào đủ hoàn hảo để bạn đưa ra quyết định trong sự nghiệp đời mình cả. Đừng đợi đến khi bạn thấy hoàn toàn sẵn sàng bởi thời khắc đó có thể không bao giờ đến, do dự quá nhiều sẽ chỉ càng làm cho bạn mất thêm dũng khí mà thôi. Hãy học cách nắm lấy cơ hội và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, hãy tiến lên và dành lấy chúng!
Tiêu cực sẽ chỉ khiến cuộc sống của bạn thêm tồi tệ
Đã bao giờ bạn dành vài phút đánh giá bản thân xem mình có phải là người tiêu cực hay không? Quan sát bè bạn và những người xung quanh để xem họ có tiêu cực? Và sự tiêu cực ảnh hưởng xấu thế nào đến cuộc sống và sự nghiệp của mỗi người? Nếu bạn chưa từng, thì ngay hôm nay hãy thử trả lời những câu hỏi đó!
Tiêu cực có thể chi phối đến cách bạn nhìn mọi vật. Ví dụ, khi sếp nói “ chúc mừng cậu hoàn thành nhiệm vụ nhé”, nhưng bạn không thấy được thành tâm ấy mà lại cho rằng đó là lời chúc không thật lòng hay sếp đang “ý tứ xa xôi” điều gì khác.
Khi bạn được giao nhiều trọng trách hơn, điều bạn nhìn thấy trước mắt chỉ là công việc và công việc. Bạn không thấy được khía cạnh khác là rất có thể bạn đang chuẩn bị được thăng chức. Và khi bạn không được nhận công việc mà mình đã nộp đơn ứng tuyển, bạn cho rằng nhà tuyển dụng đó tồi thay vì nghĩ xem rất có thể mình đã làm điều gì đó không đúng.
Đó chỉ là một vài trong số vô vàn những mình chứng về tác hại của những suy nghĩ tiêu cực để bạn thấy rằng mình cần học cách suy nghĩa tích cực như thế nào. Vậy nếu khi nào cảm thấy tiêu cực trong cuộc sống hay công việc, bạn hãy cố tìm ra những giải pháp, những mặt tươi sáng của vấn đề. Gặp búi gai nhọn chắn đường đi, bạn có ngồi gục và than vãn hay đứng dậy tìm lối đi khác để đến được vạch đích? Quyết định nằm ở bạn!
Sợ hãi và lo lắng sẽ chỉ làm kìm hãm sự nghiệp của bạn
Là một nhân viên, bạn có sợ phải vào phòng sếp để hỏi điều gì đó không? Khi nhìn thấy sếp trong hành lang, chân bạn cứ như muốn chạy càng xa càng tốt? Hoặc nếu bạn đang tìm việc nhưng lại sợ phỏng vấn hay nói chuyện với nhà tuyển dụng?
Xin chúc mừng vì bạn không phải là người duy nhất rơi vào tình trạng đó! Hầu hết chúng ta e ngại khi muốn yêu cầu sếp tăng lương vì sợ bị mất việc. Tuy nhiên, lo lắng và sợ hãi không có tác dụng gì cho sự nghiệp của bạn cả. Nó chỉ khiến bạn mãi ấm ức với mức lương không như ý, không được đánh giá cao và mắc kẹt với công việc mà bạn không thích mà thôi.
Hãy tự hỏi bản thân : Mình sẽ làm gì nếu không sợ như thế? Viết ra tất cả những điều hiện ra trong tâm trí bạn, rồi đứng lên và thực hiên những điều đó! Có thể ban đầu bạn sẽ thấy rất căng thẳng nhưng một khi thực hiện, bạn sẽ trở nên tự tin hơn và thành quả chắc chắn sẽ khiến bạn tự hào!
Bạn có thể yêu thích công việc của mình nếu thực lòng mong muốn
Rất nhiều người đang làm công việc họ thực sự yêu thích và bạn cũng có thể ghi tên vào “câu lạc bộ” này nếu muốn bằng cách ứng tuyển vào những vị trí mà bạn thực sự đam mê và sẵn sàng cống hiến cho công việc đó. Muốn làm được điều đó, trước hết bạn hay cân nhắc xem mình yêu thích gì, đâu là công việc thích hợp dành cho bạn và bắt tay tìm kiếm. Bạn sẽ rất ngạc nhiên với những kết quả mình tìm được!
Thành công rất dễ lây truyền
Tất cả chúng ta đều mong muốn thành công, nhưng hãy tự hỏi bạn có đang tạo cho mình những mối quan hệ với những người có thể phần nào giúp bạn đến với thành công hay không? Tôi nhớ một câu châm ngôn nói rằng “bạn là trung bình của năm người bạn dành thời gian với”.
Nếu xung quanh bạn là những người tiêu cực, bạn cũng sẽ hấp thụ những điều tiêu cực từ họ. Còn nếu làm bạn với nhiều người tích cực, bạn sẽ có những suy nghĩ tích cực. Chơi với bè bạn đầy tham vọng, thì tham vọng thành công cũng sẽ bắt tín hiệu tới bạn.
Chính vì vậy, nếu bạn có một danh sách các việc cần làm, thì hãy thêm nhiệm vụ “ tạo mối quan hệ với những người thành công” vào danh sách đó. Nêu bạn không có thông tin của họ trong vòng kết nối của mình, hãy theo dõi họ trên các mạng Xã hội, đăng ký vào blog của họ nếu có và tham dự những sự kiện nơi họ tới.
Kiên trì và quyết tâm học hỏi, với thời gian bạn sẽ nhận ra rằng thành công cũng đang bắt đầu theo đuổi bạn đó!
Khánh An (Trí thức trẻ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.