Một ghi nhận bên lề sự kiện Banking 2013 vừa diễn ra tại Hà Nội là việc các ngân hàng đang cuốn vào cuộc đua Mobile Banking để thị phần rơi vào các công ty trung gian.

Ảnh minh họa: Internet

Theo các nghiên cứu của Juniper Research, Berg Inside số lượng khách hàng sử dụng Mobile Banking trên thế giới đang liên tục tăng trong vài năm trở lại đây và dần trở thành một xu thế tất yếu.

Tính đến hết năm 2011, tổng số người sử dụng Mobile Banking đã vượt 300 triệu, dự kiến tăng lên 530 triệu vào năm 2013 và 900 triệu người vào năm 2016.

Báo cáo khảo sát của Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) gần đây cũng chỉ ra trong 2 năm tới, dịch vụ được người tiêu dùng quan tâm nhất để kết nối với ngân hàng là Mobile Banking và Internet Banking với 32% người dùng hướng tới dịch vụ này.

Điều đó hoàn toàn phù hợp với xu hướng hiện nay khi công nghệ 3G, Internet, các thiết bị di động như smartphone, tablet… tăng lên chóng mặt. Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, đã có ít nhất 19 ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ Mobile Banking với trên 2,9 triệu khách hàng, thực hiện hơn 11,9 triệu giao dịch.

Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó tổng giám đốc Smartlink cho biết, Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển Mobile Banking khi 90% ngân hàng có Internet Banking, 21% người dân Việt Nam dùng smartphone. Bên cạnh đó, các luật, văn bản dưới luật quy định về thanh toán không dùng tiền mặt đang tác động, thúc đẩy Mobile Banking.

Tuy nhiên, thách thức đối với Mobile Banking cũng không nhỏ. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và ngân hàng phải lựa chọn một hướng đi phù hợp với chuẩn hóa của thị trường, phù hợp với điều kiện vĩ mô và vi mô, phù hợp với trình độ và thói quen của người tiêu dùng.

Đón đầu xu hướng này, giữa các ngân hàng thương mại đã xuất hiện cuộc cạnh tranh lớn khi Vietcombank, Eximbank, VIB, ACB… liên tục tung ra dịch vụ Mobile Banking. Để không lạc hậu với sự thay đổi của công nghệ, các ngân hàng thương mại đã khá nhanh nhạy hợp tác với đối tác trong và ngoài nước, cung cấp giải pháp ứng dụng Mobile Banking để có thể áp dụng rộng rãi trên nhiều dòng điện thoại smartphone.

Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) nhận xét, so với các nước có mô hình M-Payment phát triển trên thế giới, có thể thấy, Việt Nam có đầy đủ điều kiện và lợi thế để phát triển các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Đây cũng chính là mảng thị trường còn rất nhiều tiềm năng, nhưng chưa được các ngân hàng khai thác.

Hệ quả là, xuất hiện một loạt tổ chức trung gian không phải là ngân hàng (trung gian thanh toán) cung ứng dịch vụ ví điện tử thông qua kênh Internet và điện thoại di động. Tới nay, Ngân hàng Nhà nước đã chấp nhận cho 9 tổ chức hoạt động. Tính đến hết năm 2012, tổng số ví điện tử do các tổ chức này phát hành lên tới trên 1,3 triệu, số lượng giao dịch đạt hơn 16 triệu, với tổng giá trị gần 5.832 tỷ đồng. Đây thực sự là điều đáng tiếc cho các ngân hàng thương mại khi bỏ trống một mảng dịch vụ có khả năng sinh lợi lớn.n hữu Tuấn

Hữu Tuấn (Báo Đầu tư)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Ngân hàng chạy đua Mobile Banking

    Ngân hàng chạy đua Mobile Banking

    16/09/2014 11:36 PM

    Với hơn 3 triệu khách hàng đang sử dụng dịch vụ và tốc độ tăng trưởng 20-30% mỗi tháng, Mobile Banking được xem là hướng đi mới được nhiều ngân hàng lựa chọn trong chiến lược đẩy mạnh mảng bán lẻ.

  • Đua cung cấp Mobile Banking, ngân hàng mất khách

    Đua cung cấp Mobile Banking, ngân hàng mất khách

    18/05/2013 8:51 AM

    Một ghi nhận bên lề sự kiện Banking 2013 vừa diễn ra tại Hà Nội là việc các ngân hàng đang cuốn vào cuộc đua Mobile Banking để thị phần rơi vào các công ty trung gian.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.