Người thông minh, khéo léo sẽ không bao giờ đưa ra quyết định vội vàng, trả lời quá nhanh một câu hỏi mà không cần suy nghĩ, họ sẽ dành thời gian tính toán nhiều hơn và đôi khi từ chối trả lời những câu hỏi họ không muốn nhắc đến.
Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng càng đưa ra phản hồi nhanh chứng tỏ chúng ta càng thông minh.
Tuy nhiên, bạn đã từng hối tiếc khi đưa ra những quyết định vội vàng và bạn ước giá mà mình đã không nói điều gì đó khi chưa kịp suy nghĩ kỹ lưỡng?
Câu trả lời thông minh và phù hợp nhất không phải câu trả lời có được ngay tức khắc và những người thông minh biết rất rõ điều này. Trước khi trả lời bất cứ câu hỏi nào họ sẽ buộc bản thân mình trải qua một số bước.
Tạm dừng và suy nghĩ
Nếu bạn không thể nghĩ ra câu trả lời ngay lập tức trong khi mọi người đang đợi bạn, đừng để điều đó làm bạn áp lực. Thay vào đó bạn có thể nói "Để tôi nghĩ chút" hoặc "Tôi cần thời gian để suy nghĩ". Tốt hơn hết là bình tĩnh để có câu trả lời tối ưu nhất thay vì vội vàng đưa ra một câu trả lời vô nghĩa. Mọi người sẽ không nhớ bạn mất bao lâu để đưa ra câu trả lời sau khi họ nhận được câu trả lời ấn tượng và hợp lý từ bạn.
Kỹ năng né tránh câu hỏi
Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng gặp trường hợp bị hỏi những câu hỏi không phù hợp. Đôi khi, bạn không bắt buộc phải trả lời mọi câu hỏi. Bạn có thể chuyển câu hỏi nếu bạn không muốn trả lời hoặc bạn không biết câu trả lời. Robert MacNamara mô tả điều này khi ông nói:
Đừng bao giờ trả lời câu hỏi một cách gượng ép. Hãy trả lời câu hỏi mà bạn muốn được hỏi.
Điều này có thể áp dụng cho bất kỳ tình huống khó khăn nào, giống như một cuộc phỏng vấn việc làm.
Hãy tưởng tượng người phỏng vấn hỏi bạn về lý do bạn nghỉ việc, bạn không phải giải thích gì nhiều. Bạn chỉ cần nói, "Công việc trước của tôi, tôi đã làm được điều này, điều kia. Tôi đã học được và phát triển các kỹ năng khác nhau như kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp,... Và tôi muốn thách thức bản thân mình nhiều hơn nữa."
Chỉnh sửa câu từ trước khi nói
Những người thông minh không nói lắp. Họ chọn cách dừng lại một chút trước khi trả lời để suy nghĩ về một vài điều:
Làm thế nào tôi có thể trình bày ý tưởng của mình mà người nghe dễ hiểu?
Làm thế nào tôi có thể gây ấn tượng bằng câu trả lời của mình?
Liệu câu trả lời của tôi có không phù hợp hay xúc phạm ai không?
Không nhất thiết đưa ra quá nhiều thông tin trong câu trả lời
Không nhất thiết bạn phải đưa ra quá nhiều thông tin trong câu trả lời của mình. Đôi khi ít nhưng lại hóa nhiều. Đừng bắt bản thân mình chịu quá nhiều áp lực chỉ để có được câu trả lời hoàn hảo. Trong hầu hết các tình huống, không có câu trả lời tuyệt đối.
Để có được câu trả lời thông minh, bạn chỉ cần dừng lại và suy nghĩ về những gì bạn muốn nói, hãy hít một hơi thật sâu và trả lời một cách tự tin. Bạn càng thực hành phương pháp tạm dừng rồi sau đó trả lời, chắc chắn bạn càng cải thiện được kỹ năng trả lời câu hỏi trong bất kỳ tình huống nào.
An Chi (Trí thức trẻ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.