Yếu tố đầu tiên châm ngòi cho làn sóng này là cơn sốt trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, nhất là với cổ phiếu các công ty Internet.

Hình minh họa

Năm ngoái, các công ty Trung Quốc tổng tấn công thị trường chứng khoán Mỹ. Hơn một chục doanh nghiệp từ Đại Lục ồ ạt niêm yết trên sàn New York, huy động tổng cộng 30 tỷ USD.

Dẫn đầu nhóm này là công ty thương mại điện tử Alibaba với phiên IPO quy mô kỷ lục trong lịch sử. Tuy nhiên nhóm này khi đổ bộ vào Mỹ ồn ào kèn trống bao nhiêu, thì lút rút lại âm thầm bấy nhiêu.

Ngày càng nhiều công ty Trung Quốc muốn hủy niêm yết tại Mỹ để về sàn Trung Quốc. Theo Bloomberg, nhà đầu tư tại hơn một chục doanh nghiệp niêm yết đã chi hơn 10 tỷ USD để gom cổ phần các công ty, tiến tới tái niêm yết trên thị trường Trung Quốc.

Có thể kể đến một số cái tên như công ty sản xuất ứng dụng smartphone Sungy Mobile, công ty trò chơi trực tuyến Shanda, công ty phần mềm Qihoo 360, công ty thiết dịch vụ y tế Mindray, công ty nghiên cứu y dược Wuxi Pharmatech.

Công ty thương mại điện tử Alibaba có phiên IPO quy mô kỷ lục trong lịch sử chứng khoán Mỹ

Yếu tố đầu tiên châm ngòi cho làn sóng này là cơn sốt trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, nhất là với cổ phiếu các công ty Internet. Từng niêm yết tại Mỹ, những công ty này sẽ được định giá cao hơn. Nó giống như một con tem kiểm định chất lượng doanh nghiệp.

Lý do thứ hai là có vẻ người Mỹ đã bớt mặn mà với các cổ phiếu Trung Quốc. Thực tế này là dễ hiểu sau khi xảy ra một loạt các bê bối liên quan tới công ty đại lục lừa đảo tài chính.

Công ty phần mềm Longtop Financial từng bị Ủy ban chứng khoán Mỹ điều tra với cáo buộc làm giả sổ sách, khai khống doanh thu. Trước đó, cổ phiếu của Sino-Forest rớt dài sau khi rò rỉ thông tin cho thấy công ty lâm nghiệp Trung Quốc đã phóng đại tài sản. China Mediaexpress, hoạt động trong các lĩnh vực truyền hình và truyền thông, cũng đã báo cáo “láo” số khách hàng của họ trong tài liệu niêm yết.

Những “con sâu làm rầu nồi canh” này vô tình liên lụy tới những công ty Trung Quốc làm ăn chính trực khác, kéo họ vào nhóm nạn nhân của các tay bán khống tại Mỹ.

Nguyên nhân thứ ba là do các chính sách “trải thảm đỏ” của chính phủ Trung Quốc.

Trước đây, để được niêm yết trên sàn, một công ty phải làm ăn có lãi vài năm. Đây là nhiệm vụ bất khả thi với cách doanh nghiệp công nghệ khởi sự. Quá trình chào bán ra công chúng cũng rườm rà thủ lục và cấp thẩm quyền hơn nhiều nước khác. Bắc Kinh đã thu gọn đáng kể các gánh nặng hành chính này.

Một số công ty Trung Quốc lừa đảo tài chính tại Mỹ đã làm liên lụy tới những công ty đại lục khác làm ăn chính trực ở đây.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng lôi kéo các công ty hồi hương bằng các thay đổi về luật lệ đối với một mô hình sở hữu đặc biệt - variable interest entity (VIE).

Theo cơ chế hoạt động của mô hình này, các công ty niêm yết trên sàn giao dịch Mỹ không nhất thiết là công ty thực ở Trung Quốc. Thay vào đó, chúng thuộc loại hình công ty cổ phần, thường được thành lập với mục đích khai thác các ưu đãi tại các “thiên đường thuế”.

Trung Quốc cấm cổ đông nước ngoài rót tiền vào các công ty Internet, nhưng VIE cho phép hầu hết các công ty lớn của nước này hút vốn ngoại.

Chính quyền Trung Quốc đang tìm cách trám vào lỗ hổng này trong luật đầu tư nước ngoài để chặn đường luồn lách của những công ty VIE.

Trong dài hạn, việc các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn Trung Quốc là một lựa chọn hợp lý, nơi các nhà đầu tư nội địa thấu hiểu công ty, mặc dù trong ngắn hạn, xem ra đà tăng trưởng nóng trên thị trường chứng khoán Đại Lục đang là thỏi nam châm hấp dẫn hơn.

Thảo Mai (BizLIVE)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.