Richard Chandler, ông chủ của tập đoàn Richard Chandler Corporation, từng nổi tiếng với các khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng và tài chính, với những thương vụ lợi nhuận lớn trong vòng 3 - 5 năm.

Theo tạp chí Forbes, tổng tài sản của Richard Chandler tính tới tháng 3/2013 đạt 2,85 tỉ USD

Theo tạp chí Forbes, tổng tài sản của tỉ phú này tính tới tháng 3/2013 đạt 2,85 tỉ USD. Nhưng để đạt được thành công này, chặng đường mà ông đã đi qua cũng có khá nhiều chông gai.

Bất động sản Hồng Kông, thương vụ đầu tiên

Năm 1986, Richard Chandler bắt đầu sự nghiệp đầu tư với 10 triệu USD nhờ bán hệ thống kinh doanh do bố mẹ để lại. Cùng với người em, ông đã thành lập Sovereign Global và thực hiện thương vụ đầu tư đầu tiên ở Hồng Kông, nơi họ thường xuyên đến mua hàng cho công việc kinh doanh của gia đình.

Nhận thấy giá nhà đất lúc này xuống tới 70% so với đỉnh cao vào năm 1981 trong khi giá cho thuê vẫn không ngừng tăng lên, anh em Chandler đã dùng 5.8 triệu USD tiền của họ và vay mượn thêm ngân hàng để đầu tư mua 4 tòa nhà văn phòng với giá 27.6 triệu USD.

Sau khi sửa sang lại, giá cho thuê đã tăng gấp 3 lần trong 3 năm và đem lại dòng tiền cho Chandler để mua các bất động sản khác. Năm 1991, khi giá nhà đất hồi phục, anh em Chandler đã bán các tòa nhà của họ và thu về 110 triệu USD.

Viễn thông ở Brazil

Vào những năm đầu thập kỷ 90, Richard bắt đầu tìm kiếm cơ hội ở các thị trường mới nổi. Ông nhận thấy “giá trị đang chuyển từ bất động sản sang viễn thông” và “máy fax đang trở nên rất phổ biến. Ông tìm được một công ty có giá rẻ nhất ở Brazil có tên gọi: Telebrás.

Nhưng nhận ra giá trị này không phải là dễ dàng vì lúc đó nền kinh tế Brazil đang ở trong tình trạng siêu lạm phát, việc định giá bằng chỉ số P/E trở nên không có tác dụng. Anh em nhà Chandler khi đó đã nghĩ ra một cách mới - đó là giá trị doanh nghiệp tính trên mỗi access line (đường truyền tín hiệu điện thoại từ công ty tới mỗi khách hàng).

Tính theo cách này, Telebrás được định giá là 200 USD/access line trong khi chi phí trung bình để lắp đặt một đường truyền như vậy ở Brazil là khoảng 1600 USD.

Với cách nhìn như vậy, Sovereign đã bỏ ra 30 triệu USD mua cổ phần của Telebrás. Trong khi hầu hết các nhà đầu tư quốc tế tìm cách tháo chạy khỏi Brazil thì anh em Chandlers tin rằng “cuộc khủng hoảng là những yếu tố bên ngoài và không ảnh hưởng tới những giá trị cơ bản của công ty”.

Kết quả, khi thị trường Brazil hồi phục một phần vào năm 1993, Sovereign đã bán khoản đầu tư này thu về 150 triệu USD.

10 năm ở Nga

Sovereign bắt đầu đầu tư vào Nga từ năm 1993, trước cả khi thị trường chứng khoán nước này được hình thành. Đến cuối năm 1994, họ đã bỏ ra hơn 194 triệu USD và giành được quyền mua cổ phần của một số công ty sản xuất và phân phối năng lượng hàng đầu ở Nga.

Đầu năm 1996, Sovereign bán một phần số cổ phiếu này và sử dụng để mua thêm cổ phiếu và sở hữu 25% của NLMK, một công ty sản xuất thép. Tuy nhiên, trong thời gian này anh em Chandler đã phải một mình đấu tranh chống lại việc chuyển giá của ban lãnh đạo công ty NLMK. Lợi nhuận của NLMK đã rơi từ 480 triệu USD năm 1995 xuống còn 40 triệu USD năm 1996. Các nhà đầu tư lần lượt bỏ đi.

Nhưng chính những nhà đầu tư sớm rời cuộc chơi đã không gặt hái được thành công như anh em Chandler. Sputnik, một công ty được hỗ trợ bởi Soros Fund Management và Havard Management, đã bán 25% cổ phần NLMK vào năm 1997 với giá 50 triệu USD.

Hai năm sau, anh em Chandler bán số cổ phần tương đương với mức lợi nhuận không được tiết lộ. Tuy nhiên các chuyên gia tin rằng họ đã kiếm được một khoản lợi nhuận không nhỏ khi chỉ vài tháng sau, trong lần chào bán cổ phần tại sàn chứng khoán London, NLMK được định giá 8,7 tỉ USD.

Cũng với lòng kiên định và tin vào những giá trị cơ bản của công ty, hai anh em Chandlers đã vượt qua khó khăn khi đầu tư vào Gazprom, công ty hàng đầu thế giới về sản xuất khí gas.

Tháng 8/1998, nước Nga tuyên bố phá sản và phá giá đồng Ruble, đẩy thị trường tài chính Nga rơi vào khủng hoảng. Tuy nhiên, anh em nhà Chandlers đã kiên quyết bám trụ mặc dù khoản đầu tư 1 tỉ USD vào Gazprom đã bị mất 80% giá trị.

Kết quả sau 4 năm rưỡi thăng trầm, giá trị của Gazprom đã tăng trở lại. Sovereign đã bán cổ phần vào cuối năm 2012 và ghi nhận lợi nhuận 12,5% cho khoản đầu tư này.

Tài chính, ngân hàng ở Nhật Bản

Với tổng tài sản trị giá 1,4 tỉ USD, vào cuối năm 2002, Sovereign quyết định đầu tư vào thị trường tài chính Nhật Bản lúc bấy giờ đang chao đảo. Thị trường chứng khoán Nhật đang thấp nhất trong vòng 20 năm, hệ thống ngân hàng ngập trong nợ nần.

Tuy nhiên với triết lí đầu tư vào giá trị cơ bản và đầu tư dài hạn, đến năm 2006, tổng giá trị đầu tư tại Nhật của Sovereign đã đạt 3 tỉ USD. Trong đó, ít nhất 2,7 tỉ USD được đầu tư vào Mizuho, ngân hàng lớn thứ ba thế giới.

Triết lí của anh em Chandler một lần nữa tỏ ra đúng đắn khi vốn hóa thị trường của ngân hàng này đã tăng gần 9 lần, lên 91 tỉ USD vào năm 2006 từ 10 tỉ USD vào năm 2003.

Trong thời gian này, Sovereign Global đã phải chiến đấu trên một mặt trận khác với SK Corp. - tập đoàn lớn thứ 3 của Hàn Quốc và là nơi Sovereign Global đầu tư 168 triệu USD. Tin rằng lãnh đạo SK Corp. đã vi phạm những nguyên tắc đạo đức không thể chấp nhận được trong quản trị công ty, Sovereign Global đã tuyên chiến.

Cuộc chiến này trở nên nổi tiếng khắp Hàn Quốc và sau gần hai năm đấu tranh, ban lãnh đạo SK đã phải thỏa hiệp và thông qua đề nghị của Sovereign để 7/10 thành viên hội đồng quản trị là thành viên độc lập.

Và tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Richard Chandler Corporation, tập đoàn do ông Richard sáng lập, được biết đến là cổ đông lớn nhất của tập đoàn FPT.

Theo một số nguồn tin, quỹ Orchid Capital thuộc Richard Chandler Corporation đang sở hữu trên 29 triệu cổ phần FPT, chiếm tỉ lệ 10,6% vốn điều lệ. Số cổ phần này có giá trị thị trường khoảng xấp xỉ 60 triệu USD.

Richard Chandler Corporation cũng đầu tư vào một doanh nghiệp tư nhân khác trong lĩnh vực hàng tiêu dùng là Masan Group. Tập đoàn này đầu tư 50 triệu USD mua cổ phần Masan phát hành mới vào tháng 10/2010. Kế đó là hai khoản vay chuyển đổi khác cho Masan, mỗi khoản trị giá 50 triệu USD vào năm 2012.

Vào tháng 6 năm nay, Richard Chandler Corporation một lần nữa thu hút sự chú ý của thị trường khicông bố đã chi 99 triệu USD mua lại 80% cổ phần của bệnh viện Hoàn Mỹ, chính thức đánh dấu sự mở rộng trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe tại khu vực Đông Nam Á.

Hoa Vinh (VnEconomy)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • FPT trong cuộc chơi với hai quỹ ngoại

    FPT trong cuộc chơi với hai quỹ ngoại

    23/09/2013 7:48 AM

    Sự kiện dứt áo ra đi, rời bỏ FPT của tỉ phú Richard Chandler mới đây có thể ví như việc một chàng trai giàu có đã nhanh chóng thất vọng với người tình đẹp đẽ chỉ sau 2 năm kết hôn và đó là sự kiện để lại nhiều dư âm tiếc nuối cho thị trường cũng như có lẽ cho bản thân các nhà điều hành.

  • Chuyện làm ăn của cổ đông lớn nhất FPT

    Chuyện làm ăn của cổ đông lớn nhất FPT

    29/07/2013 7:52 AM

    Richard Chandler, ông chủ của tập đoàn Richard Chandler Corporation, từng nổi tiếng với các khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng và tài chính, với những thương vụ lợi nhuận lớn trong vòng 3 - 5 năm.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.