Casumina thay Tổng Giám đốc trong mối nghi ngại của nhiều cổ đông.

Phạn Hồng Phú TGĐ mới (trái) - Nguyễn Ngọc Tuấn TGĐ cũ (phải)

Giữa tháng 3 và đầu tháng 4 vừa qua, ông Lê Văn Trí và ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó và Tổng giám đốc Công ty Cao su Miền Nam đều TUYÊN BỐ từ nhiệm. Không những thôi điều hành trực tiếp, cả 2 ông cũng đồng thời từ nhiệm vị trí Thành viên Hội đồng Quản trị. Điều này đồng nghĩa với việc 2 ông không còn can thiệp vào những quyết định của Casumina.

Sự rút lui đồng thời của 2 vị lãnh đạo kỳ cựu này khiến khá nhiều cổ đông hoang mang, nhất là khi người thay thế 2 ông đều còn rất trẻ, ít kinh nghiệm.

5 năm chuyển giao quyền lực

Người được chọn ngồi vào ghế Tổng Giám đốc Casumina là ông Phạm Hồng Phú.

Ông Phú có bằng thạc sĩ kinh tế, đã làm việc tại Casumina từ năm 1990. Ông Phú đi lên từ nền tảng tài chính, từng là nhân viên phòng tài vụ, trở thành Phó Phòng Tài chính - Kế toán, rồi Kế toán trưởng. Để chuẩn bị ngồi vào chiếc ghế Tổng Giám đốc, ông Phú đã được Casumina lên kế hoạch và đào tạo từ cách đây 5 năm, với sự hướng dẫn của ông Trí.

Việc đầu tiên ông Phú phải làm là bán hàng xuất khẩu, dưới sự theo dõi và góp ý của ông Trí. Công việc cứ thế được chuyển giao dần. Theo ông Trí, những chiến lược lớn của Công ty triển khai từ vài năm trước, đến nay ông Phú đã nắm khá vững.

Bên cạnh đó, ngay khi ông Tuấn từ nhiệm, ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó phòng Nhân sự Hành chính, con trai của ông Tuấn, cũng ứng cử vào vị trí thành viên Hội đồng Quản trị. Năm nay 32 tuổi, Phương đã tốt nghiệp thạc sĩ công nghệ thông tin tại Đại học James Cook của Úc tại Singapore và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại trường Lincoln (Mỹ).

Nhiều thách thức với Ban lãnh đạo mới

Doanh thu tăng đều song lợi nhuận của Casumina không ổn định do phụ thuộc diễn biến giá nguyên liệu.

Tính đến nay, ông Trí đã gắn bó với Casumina 36 năm 4 tháng (Casumina ra đời 37 năm), trong khi ông Tuấn cũng đã có 28 năm làm việc tại công ty này. Vì thế, việc 2 vị này cùng lúc rời ghế lãnh đạo có thể xem là một cú sốc đối với nhiều cổ đông. Và họ có lý do để lo ngại.

Năm 2011, sau hơn 3 năm dần dần chuyển giao, dù chưa có một công bố chính thức nhưng gần như ông Phú đã nắm toàn bộ việc điều hành Casumina. Ông Trí bắt đầu chuẩn bị kế hoạch nghỉ hưu. Thế nhưng, biến cố đã xảy ra. Lợi nhuận của Casumina sụt thê thảm, từ 140 tỉ đồng từ năm 2010 đã giảm chỉ còn 39 tỉ đồng, dù doanh thu không giảm. Lúc này, ban lãnh đạo cũ phải vào cuộc để điều chỉnh lại và đến năm 2012 lợi nhuận đã phục hồi.

Tuy nhiên, lúc này Casumina lại có nhiều dự án chưa hoàn thành và thị trường săm lốp đang có nhiều khó khăn.

Hiện nay, thị trường Việt Nam đang dư thừa lốp ôtô. Phần lớn trong số này là các loại lốp công nghệ cũ, không còn được ưa chuộng. Hiện nay, 80% người tiêu dùng đang chuyển sang dùng loại cao cấp như lốp không săm, lốp xe tải bán thép (radial).

Tuy nhiên, cho đến nay Casumina vẫn chưa lắp đặt xong thiết bị sản xuất các sản phẩm công nghệ mới này. Ông Trí cho biết sớm nhất phải quý IV năm nay Công ty mới có thể sản xuất được lốp radial. Sự chậm chân này sẽ là một bất lợi lớn cho Casumina trong việc chiếm lĩnh thị trường săm lốp mới.

Trên thị trường nội địa Casumina còn đang đối mặt với 2 bài toán nan giải là sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc và nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan ngoài thị trường.

Trong khi đó, thị trường xuất khẩu săm lốp và cao su kỹ thuật lại gặp nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế thế giới. Dự án liên doanh sản xuất than đen (một dạng bột để sản xuất săm lốp) với Phillips Việt Nam cũng chưa hoàn thành nhưng đã phải đối mặt với khó khăn. Thị trường xuất khẩu than đen của Casumina chủ yếu là Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc đang dư thừa sản phẩm này và đang bán phá giá than đen cho một số nước. Rõ ràng, Casumina đang ở trong thế khó chồng khó.

Đó là chưa kể đến bài toán dự trữ nguyên liệu, vấn đề cốt tử của các doanh nghiệp chế biến cao su. Thị trường giá cao su thời gian gần đây tăng giảm bất ngờ, nếu ban lãnh đạo mới không nhanh nhạy thì dễ bị mắc bẫy giá thị trường. Và nếu để tồn kho nguyên liệu trong thời điểm giá cao Casumina có thể mất hết lợi nhuận. Chuyện này đã từng xảy ra với họ vào năm 2008.

Trước hàng loạt thách thức đó, một cổ đông nắm giữ 800.000 cổ phiếu Casumina bày tỏ lo lắng: “Ban lãnh đạo cũ đã làm việc tốt, trong khi ban lãnh đạo mới còn khá trẻ. Trước những khó khăn này, ban lãnh đạo mới có đủ khả năng ứng phó hay không?”.

Thanh Hương (Nhịp cầu đầu tư)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Chuyển giao quyền lực tại Casumina

    Chuyển giao quyền lực tại Casumina

    06/05/2013 11:36 AM

    Casumina thay Tổng Giám đốc trong mối nghi ngại của nhiều cổ đông.

  • Nguyên chủ tịch HĐQT Sacombank đã về nhà

    Nguyên chủ tịch HĐQT Sacombank đã về nhà

    05/11/2012 2:48 PM

    Ngày 4-11, ông Phạm Hữu Phú, chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) Sacombank, xác nhận thông tin ông Đặng Văn Thành, nguyên chủ tịch HĐQT Sacombank - và ông Đặng Hồng Anh, phó chủ tịch HĐQT, đã được về nhà sau thời gian làm việc với cơ quan điều tra.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.