Ít nhất khoảng 10 khách hàng tiềm năng đã gọi đến văn phòng của Xuân Hòa trong khoảng 3 tháng đầu năm nay để tìm kiếm nguồn cung cấp hàng giá rẻ hơn so với Trung Quốc.

Khi mà Mỹ và châu Âu đang cố gắng để làm giảm thiệt hại trong cuộc chiến tranh thương mại không ngừng kéo dài, ông Lê Duy Anh, tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xuân Hòa Việt Nam có được ngày một nhiều thành công, theo khẳng định của bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Gần đây, nhà máy của Xuân Hòa ở ngoại thành Hà Nội đón rất nhiều khách quốc tế đến thăm quan và tìm hiểu công việc sản xuất của nhà máy.

Khi mà Mỹ và Trung Quốc áp thuế cao hơn với khoảng 360 tỷ USD hàng hóa của cả hai bên vào năm ngoái, nhiều khách hàng của Xuân Hòa trong đó có bao gồm hãng sản xuất nội thất Thụy Điển Ikea đã chuyển hướng một số hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Ít nhất khoảng 10 khách hàng tiềm năng đã gọi đến văn phòng của ông Anh trong khoảng 3 tháng đầu năm nay.

Ông Anh nói: “Rõ ràng chiến tranh thương mại đang mang đến thêm nhiều công việc kinh doanh. Có nhiều công ty liên lạc với chúng tôi để chuyển từ mua hàng Trung Quốc sang mua hàng của chúng tôi”.

Xuân Hòa đã có quan hệ kinh doanh với Ikea hơn 17 năm và hãng sản xuất đồ nội thất Thụy Điển này đã bắt đầu đặt hàng một số sản phẩm từ hãng sản xuất đồ nội thất Việt Nam này. Giá cả sản phẩm của Xuân Hòa hiện tại rẻ hơn khoảng 1 nghìn đồng/linh kiện so với nhà cung cấp của Ikea tại Trung Quốc.

Phát ngôn viên của Ikea tại Thụy Điển, ông Mattias Hennius, chia sẻ: “Cũng giống như nhiều công ty toàn cầu khác, Ikea đang cố gắng tìm cơ hội cạnh tranh hơn để đảm bảo tối ưu hóa nguồn cung giá rẻ nhất cho khách hàng. Ikea đã trả lời như vậy nhưng không đề cập cụ thể việc mở rộng làm ăn kinh doanh với Xuân Hòa.

Việt Nam được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi Việt Nam nổi tiếng là một địa điểm sản xuất hàng hóa chi phí thấp. Lương người lao động tại Việt Nam chỉ bằng nửa so với lương người lao động tại Trung Quốc, điện ở Việt Nam rẻ bởi chính phủ trợ cấp.

Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc, chính vì thế các nhà máy dễ vận chuyển nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện phục vụ cho công việc sản xuất.

Chiến tranh thương mại đang đẩy nhanh một xu thế không ngừng phát triển từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa và hiện đại hóa nền kinh tế vào thập niên 1980. Kinh tế Việt Nam đã phát triển thành một trong những nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại lớn nhất thế giới, Việt Nam cũng đã ký nhiều thỏa thuận thương mại.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng từ đó đến nay, nhưng thực sự khởi sắc từ năm 2014 sau khi Samsung Electronics thông báo về kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất điện thoại thông minh từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.

FDI năm 2017 đạt 14,1 tỷ USD, tương đương khoảng 1/5 dòng vốn vào khu vực (không tính Singapore), theo số liệu được cung cấp bởi Maybank Kim Eng Research.

Việt Nam cũng đã có những bước tiến dài trong bảng chỉ số khảo sát điều kiện kinh doanh của WB cũng như tính cạnh tranh của nền kinh tế theo tính toán của WEF. Đồng thời Việt Nam đứng thứ 60 trong bảng xếp hạng chỉ số đổi mới của Bloomberg.

Chiến tranh thương mại đã kéo nhiều công ty đến Việt Nam. Nhà cung cấp Goer Tek của Apple đã đến Việt Nam, tập đoàn chuyên gia công cho Apple – Hon Hai Precision Industry cũng đã tìm đến Việt Nam. Hãng sản xuất đồ nội thất Haverty Furniture cũng đang mở rộng sản xuất tại Việt Nam bởi lý do thuế cao tại Trung Quốc.

Trung Mến (Bizlive)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.