Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hầu như không thay đổi sau gần một thập niên, tính từ năm 2006 cho đến nay, và do đó, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế không được cải thiện nhiều, theo các chuyên gia tại một hội thảo về hội nhập kinh tế tại TPHCM hôm nay, 5-2.

Các diễn giả tham gia hội thảo "Doanh nghiệp Việt Nam – hội nhập kinh tế thế giới giai đoạn mới" giao lưu với doanh nghiệp. Ảnh: Thái Ngọc

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, đã cảnh báo tại hội thảo "Doanh nghiệp Việt Nam – hội nhập kinh tế thế giới giai đoạn mới" do Công ty TNHH Tư vấn kinh doanh hội nhập Toàn cầu (GIBC) tổ chức chiều 5-2 tại TP.HCM, rằng nếu không có những thay đổi mạnh mẽ thì kinh tế khó mà tăng trưởng cao.

Bà Phạm Chi Lan nói: "Có hai phương án cho Việt Nam đến năm 2035: Bứt phá lên với tốc độ tăng trưởng 9%/năm, Việt Nam sẽ vược lên và có thu nhập cao. Nhưng hài lòng với mức 5-6% như hiện nay, thì đến thời điểm đó, thu nhập đầu người vẫn chỉ ở mức 10.000 đô-la Mỹ mỗi năm".

Cạnh tranh của nền kinh tế ít cải thiện

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam không được cải thiện nhiều. 20 năm kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi số bốn nước lạc hậu nhất của khu vực.

Nền kinh tế vẫn dựa trên yêu tố cơ bản là nhân công rẻ - nền sản xuất gia công - chứ chưa dựa trên năng suất lao động và sự sáng tạo. Chất lượng về nguồn nhân lực từ 2006 đến nay không có sự thay đổi. Lực lượng lao động vẫn đa số không có kỹ năng.

Năng suất lao động của Việt Nam ở mức thấp. Cơ cấu xuất khẩu khá lạc hậu. Đa phần là sản phẩm có độ phức tạp thấp. 70% xuất khẩu của Việt Nam là nhóm hàng có mức phức tạp thấp. Tỷ lệ này chỉ hơn Lào với 79% và Campuchia 94%.

Ông Herb Cochran, Giám đốc điều hành Amcham Việt Nam, cũng cho rằng sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đa số thuộc nhóm hàng đơn giản như may mặc, giày da… Xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp nước ngoài khi có đến 68% tổng kim ngạch từ khu vực này.

Trước khủng hoảng toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chỉ thua Trung Quốc, nhưng sau khủng hoảng thì Việt Nam thua cả Philippines, Indonesia...

Trong cơ cấu kinh tế thì ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước, đến doanh nghiệp FDI, cuối cùng mới đến doanh nghiệp tư nhân.

Ngay cả doanh nghiệp tư nhân cũng đang giảm về quy mô vốn, số lao động. Đáng lẽ sau nhiều năm mở cửa doanh nghiệp tư nhân phải lớn lên chứ không phải nhỏ lại và "li ti hóa" như hiện nay.

Ông Herb Cochran, cũng đưa ra lời khuyên, chính phủ nên ưu tiên những hợp đồng cho các doanh nghiệp nhỏ, tạo ra chuỗi cung ứng để hỗ trợ các doanh nghiệp loại này. Và chính sách nên làm từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống.

Các dự báo cho 2015

Nhận định về nền kinh tế trong năm vừa qua, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Việt Nam, cho rằng tăng trưởng kinh tế trong năm 2014 ở mức gần 6% là có cơ sở. Ông Thành đưa ra bốn yếu tố tạo ra tăng trưởng này.

Thư nhất, về phía cung, đó là sự phục hồi công nghiệp sản xuất, chế biến. Năm 2014 công nghiệp trong nước tăng hơn 8% và được cải thiện qua từng tháng.

Dù giá dầu thô trên thị trường thế giới có suy giảm, nhưng Việt Nam vẫn đẩy mạnh xuất khẩu dầu thô. Sản lượng xuất khẩu dầu thô trong năm 2014 tăng gần 9%.

Về phía nhu cầu, dù bán hàng trong nước có tốc độ tăng trưởng chậm (5 – 6%), nhưng xuất khẩu tăng mạnh, có thặng dư.

Đầu tư công trong những năm trước được siết chặt, nhưng trong năm 2014 đã tăng hơn 11%, song song với mức tăng đầu tư nước ngoài.

Mục tiêu tăng trưởng 6% cho năm 2015 mà Chính phủ đưa ra là khả thi. Chỉ tiêu này khá trùng khớp với dự báo các tổ chức nước ngoài khi hầu hết đều dự báo tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2015 sẽ trên 6%.

Ông Thành đưa ra dự báo chính sách tài khóa, tiền tệ trong năm 2015 sẽ được nới lỏng và lạm phát sẽ ở mức 5%.

Về nợ công của Việt Nam, cuối năm 2014 đã lên khoảng 60% GDP, gồm nợ của chính phủ và chính phủ bảo lãnh. Ông Thành dự báo, năm 2015 nợ công sẽ tăng lên mức 64%. Với trần nợ công của chính phủ là 65% thì mức này chỉ mới cập kề ngưỡng căng thẳng, nhưng các năm sau đó sẽ hạ.

Thái Ngọc (TBKTSG)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Doanh nghiệp hội nhập: Nước đến chân mới nhảy thì chỉ có hớt váng

    Doanh nghiệp hội nhập: Nước đến chân mới nhảy thì chỉ có hớt váng

    20/02/2016 10:43 PM

    Theo TS. Võ Trí Thành, đừng để nước đến chân mới nhảy, bước ngoặt của Việt Nam là xu thế, hãy chuẩn bị càng sớm càng tốt nếu không chỉ có hớt váng.

  • Việt Nam nỗ lực tận dụng thời cơ đển hội nhập kinh tế ASEAN

    Việt Nam nỗ lực tận dụng thời cơ đển hội nhập kinh tế ASEAN

    26/08/2015 4:24 PM

    Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú dẫn đầu đã tham dự hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 47 và các hội nghị liên quan đã diễn ra từ ngày 22-25/8 tại Malaysia.

  • Khủng hoảng Hy Lạp - Bài học cho tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN

    Khủng hoảng Hy Lạp - Bài học cho tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN

    16/07/2015 10:42 PM

    Những ảnh hưởng và hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp xảy ra trong bối cảnh ASEAN đang tiến những bước cuối cùng đến việc hình thành cộng đồng, trong đó có Cộng đồng kinh tế ASEAN.

  • Chất lượng lao động không cải thiện sau gần một thập niên

    Chất lượng lao động không cải thiện sau gần một thập niên

    05/02/2015 10:54 PM

    Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hầu như không thay đổi sau gần một thập niên, tính từ năm 2006 cho đến nay, và do đó, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế không được cải thiện nhiều, theo các chuyên gia tại một hội thảo về hội nhập kinh tế tại TPHCM hôm nay, 5-2.

  • Nguồn lực doanh nhân Việt kiều

    Nguồn lực doanh nhân Việt kiều

    14/10/2013 4:57 PM

    Là một doanh nhân Việt kiều quay trở về góp sức mình kiến thiết quê hương, Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Liên Thái Bình Dương khi chia sẻ với DĐDN đã khẳng định: "Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt kiều có khát vọng làm giàu, có hoài bão đóng góp cho quê hương xứ sở, có lòng tự tôn dân tộc sẽ là một trong những điểm đột phá trong chính sách phát triển kinh tế quốc gia".

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.