Đều đặn khuyến mãi "khủng" song doanh số nhiều siêu thị vẫn giảm 10-15% so với kế hoạch. Theo các “nhà cầm quân”, ưu đãi lớn chưa đủ kích cầu khi thu nhập người tiêu dùng giảm, khả năng thanh toán trong dân yếu.

Tổng kết 6 tháng đầu năm, doanh số của hệ thống siêu thị Hapro không tăng so với cùng kỳ năm trước. Theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc điều hành Tổng Công ty thương mại Hà Nội Hapro, điều đó đồng nghĩa với việc không đạt kế hoạch đề ra, giảm sút khoảng 10-15%. "Mặc dù nửa đầu năm có tháng Tết nhưng lượng hàng bán ra vẫn không nhiều ", bà nói.

Tình hình tương tự diễn ra ở hệ thống siêu thị Fivimart. Tăng trưởng 6 tháng đầu năm chỉ đạt 10%, trong khi cùng kỳ mọi năm, con số này lên đến 20-25%. Bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhất Nam, sở hữu chuỗi siêu thị Fivimart thừa nhận tình hình kinh doanh chậm hơn so với các năm trước.

Tung nhiều khuyến mãi, doanh số của nhiều siêu thị vẫn không tăng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết thêm, nửa đầu năm, doanh số các siêu thị giảm trung bình 10-12%. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho không lớn vì 80% sản phẩm trong siêu thị là hàng ký gửi từ các công ty sản xuất.

Mặc dù thời gian qua, các siêu thị thực hiện đều đặn nhiều chương trình ưu đãi "khủng" với mức giảm giá lên đến 20-70% song tình hình kinh doanh vẫn không mấy khả quan. Theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền, việc khuyến mãi vẫn phải khuyến mãi để kích cầu nhưng "giảm giá rồi mà người dân không có tiền để mua thì cũng chẳng bán được", bà nói.

Bà Hiền giải thích thêm, ế ẩm là bởi nguồn tiền trong dân kém, dẫn đến nhu cầu mua sắm giảm. Thêm đó, thực hiện nhiệm vụ của thành phố nên Hapro có một hệ thống các siêu thị ở khu vực ngoại thành và quanh các khu công nghiệp như Đông Anh, Nội Bài,... 90% khách hàng tại đó là công nhân, người lao động phổ thông. Trong tình hình kinh tế khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp phá sản thì họ cũng không có điều kiện, thu nhập để vào siêu thị mua sắm, chưa kể lượng lớn người mất việc, bỏ về quê làm nông.

Để cải thiện điều này, bà Hiền cho rằng phải làm từ gốc, tức là doanh nghiệp có việc làm, người tiêu dùng có thu nhập, hàng hóa mới tiêu thụ dễ. Hiện, chấp nhận thực trạng khó khăn chung của nền kinh tế, Hapro tìm mọi cách tiết giảm chi phí, tận thu các nguồn lực về tài chính, hệ thống nhà kho, đất đai... để tiếp tục hoạt động. Song theo bà Hiền, tình hình 6 tháng tới sẽ khả quan hơn, nhất là quý IV vì có tháng khuyến mãi của Hà Nội, Tết cùng nhiều dịp lễ khác như trung thu, 2/9...

Bà Vũ Thị Hậu cũng cho rằng, đây là hiệu ứng dây chuyền khi kinh tế khó khăn. Bởi đa phần người tiêu dùng làm trong các doanh nghiệp, công ty không có việc thì người lao động không có thu nhập. Kéo theo đó là nhu cầu mua sắm, khả năng thanh toán thấp. Bằng chứng là tại Fivimart, hàng thiết yếu vẫn được tiêu thụ đều song đồ gia dụng, vật dụng xa xỉ bán chậm hơn. "Trước, thấy thích, khách sẽ mua ngay, còn giờ ai cũng dè dặt hơn, tiền không có nhiều nên phải suy tính kỹ là điều dễ hiểu", bà Hậu chia sẻ.

Trong khi đó, đại diện của Big C Thăng Long lại cho rằng, biết cách, các chương trình khuyến mãi vẫn phát huy hiệu quả. Đơn cử như xác định sức mua trên thị trường đang giảm song nhu cầu hàng tiêu dùng hằng ngày của người dân vẫn cao, hệ thống siêu thị này đồng loạt giảm giá hơn 300 sản phẩm thiết yếu từ 2% đến 12%. Ngoài ra, cách ưu đãi của siêu thị cũng được thay đổi như tiếp tục hạ theo tỷ lệ nếu giá trên thị trường xuống, điều trước nay rất hiếm gặp ở các hệ thống bán lẻ hiện đại bởi "bình ổn giá".

"Chọn đúng mặt hàng, đúng thời điểm khuyến mãi thì kênh phân phối mới kích cầu được. Vốn quay vòng nhanh giúp đơn vị sản xuất tránh 'tắc' tài chính, tiếp tục tung ưu đãi để tiêu thụ hàng", Laurent Bugeau, Giám đốc điều hành Big C Bắc và Trung chia sẻ.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, nguyên nhân cốt lõi của việc siêu thị ế ẩm là người dân không có thu nhập để mua sắm. Theo đó, dù có khuyến mãi lớn, doanh số của nhiều hệ thống bán lẻ hiện đại vẫn sụt giảm. "Hàng trăm doanh nghiệp phá sản, hàng nghìn người lao động mất việc thì lấy tiền đâu để mua. Đấy là chưa kể 80% ưu đãi trong siêu thị đều là của nhà cung cấp, doanh nghiệp sản xuất khó khăn thì ưu đãi, giảm giá cũng không thể lớn được", ông Phú nói.

Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết, sau khi loại trừ yếu tố giá, tổng mức doanh thu bán lẻ của dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm chỉ tăng 6,5%, trong khi các năm hoàng kim lên đến 11-12%. Theo ông, 6 tháng tới, tình hình kinh tế khó khởi sắc, hoạt động kinh doanh của nhiều siêu thị có thể tiếp tục gặp khó.

Ông Vũ Vinh Phúc cho rằng, để giải quyết tình hình trước mắt, các siêu thị cần tổ chức lại khâu quản trị doanh nghiệp sao cho tiết kiệm nhất, khuyến mãi cần thực chất và đảm bảo chất lượng. "Đừng chiết khấu cao quá, ăn lãi vừa thôi, hưởng doanh thu từ số lượng là chính để kích cầu, bán 1.000 bát phở còn hơn 100 bát phở", ông khuyến cáo.

Ngoài ra, văn hóa phục vụ cũng phải nâng cao để giữ thị phần khách hàng, "không thể cả ngày không nói được lời cảm ơn nào với khách", ông đưa ví dụ. Nhưng vấn đề cốt lõi là Nhà nước phải khôi phục lại sản xuất, người tiêu dùng có công ăn việc làm, có thu nhập thì mới vào siêu thị mua sắm được.

Tuy nhiên, ông Phú cho rằng mức giảm 10-12% của doanh số trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế chưa phải là điều quá báo động. Các siêu thị vẫn có thể duy trì được kinh doanh nhưng quan trọng là phải nhìn nhận lại để phát triển, phục vụ tốt hơn.

Theo VnExpress
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Giấc mơ kinh tế số 43 tỷ USD: Để thắng doanh nghiệp ngoại?

    Giấc mơ kinh tế số 43 tỷ USD: Để thắng doanh nghiệp ngoại?

    17/02/2021 10:13 AM

    Kinh tế số là xu thế và do toàn cầu hóa, áp lực cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân theo.

  • Chân ướt chân ráo chuyển đổi số, doanh nghiệp Việt bắt đầu từ đâu để không thất bại?

    Chân ướt chân ráo chuyển đổi số, doanh nghiệp Việt bắt đầu từ đâu để không thất bại?

    31/12/2020 10:22 AM

    Theo khảo sát của VINASA tại 352 tổ chức và doanh nghiệp Việt, có gần 95% doanh nghiệp ý thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số. Song, hầu hết các doanh nghiệp này đều đang gặp khúc mắc ở việc nên bắt đầu từ đâu để có một hành trình chuyển đổi số an toàn và hiệu quả?

  • Chỉ số nộp thuế và áp lực cải thiện môi trường kinh doanh

    Chỉ số nộp thuế và áp lực cải thiện môi trường kinh doanh

    17/12/2020 10:11 AM

    Sự thăng hạng của chỉ số nộp thuế trên Bảng xếp hạng toàn cầu về Môi trường kinh doanh của Việt Nam hay các con số thủ tục hành chính được cắt giảm trong lĩnh vực thuế là kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó, trước hết, đến từ thay đổi nhận thức, cải cách tư duy về quản lý nhà nước.

  • Cô gái 17 tuổi là CEO công ty có doanh thu 6 chữ số

    Cô gái 17 tuổi là CEO công ty có doanh thu 6 chữ số

    01/12/2020 2:55 PM

    Tyla-Simone Crayton là người sáng lập và CEO Sienna Sauce - công ty nước sốt đạt doanh thu hơn 190.000 USD vào năm ngoái.

  • Việt Nam sẽ có 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030

    Việt Nam sẽ có 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030

    25/08/2020 1:45 PM

    Ngày 24/8/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã xây dựng dự thảo đề án Chiến lược quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030 nhằm thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/1/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số.

  • Nguy cơ Brexit không thoả thuận khiến doanh số bán lẻ tại Anh giảm

    Nguy cơ Brexit không thoả thuận khiến doanh số bán lẻ tại Anh giảm

    08/10/2019 2:54 PM

    Theo phóng viên TTXVN tại London, nguy cơ nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, không có thỏa thuận đã làm người tiêu dùng nước này cắt giảm chi tiêu, dẫn đến tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ tại Anh xấu nhất trong vòng hơn 20 năm qua.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.