Không chỉ giỏi kinh doanh, Jeff Bezos - ông chủ của Amazon - còn có thể đưa bạn lên tận mặt trăng.

Giống như Steve Jobs, Jeff Bezos nhanh chóng phát hiện ra nơi công nghệ sẽ đưa chúng ta tới. (Ảnh: Amazon.com)

Trong thế giới của các CEO công nghệ, Jeff Bezos là một cái tên nổi bật. Đế chế Amazon của ông đã "nghiền nát" nhiều đối thủ bán lẻ, cung cấp nền tảng cho các tên tuổi lớn nhất của Internet và trở thành một đấu thủ quan trọng trong việc kinh doanh máy tính bảng, và ông chỉ mới bắt đầu.

Liệu Jeff Bezos có phải là Steve Jobs mới? Câu hỏi đặt ra không "điên" chú nào. Dù Bezos trước hết là một doanh nhân và thứ đến mới là một chuyên gia công nghệ, ông cũng có khả năng nhìn thấu tương lai của Jobs và giống như Jobs, ông nghĩ và làm hết mình.

Mặc dù Bezos nghiên cứu khoa học và máy tính, khởi đầu sự nghiệp của ông không phải là ngành công nghiệp công nghệ: năm 1994, ông có mức lương hàng triệu USD tại công ty đầu tư tài chính DE Shaw & Co, nơi ông là phó chủ tịch trẻ nhất mà công ty đã từng có.

Bezos đã nhanh chóng nhận ra tiềm năng của thương mại điện tử và sáng lập ra doanh nghiệp bán sách trực tuyến, Amazon.com. Ông chọn sách không phải vì yêu sách, cũng không phải vì lý do tình cảm. Trong số hơn 20 sản phẩm tiềm năng mà ông cân nhắc sẽ kinh doanh, ông đã quyết định chọn sách bởi vì các hiệu sách truyền thống chỉ có thể trữ một tỷ lệ nhỏ các tựa sách có sẵn. Trong khi đó, hiệu sách Internet không hề có bất giới hạn nào như vậy.

Amazon khởi đầu từ khi WWW (World Wide Web) còn xa lạ với công chúng (Ảnh: Amazon.com)

Trong những ngày đầu của Amazon, Bezos đã trình diễn nghệ thuật bán hàng, sự đổi mới, và tiếp thị như Jobs. Ông "ngọt ngào" nói chuyện để gia đình và bạn bè đầu tư 1 triệu USD cho dự án mới của mình. Bezos đã nhanh chóng nhận ra sức mạnh ý kiến của người sử dụng, các đề xuất sản phẩm tự động. Người dùng yêu thích Amazon vì được đáp ứng nhanh, giá cả thấp (do Amazon sẵn sàng chịu lỗ - đến cuối năm 2001 mới bắt đầu có lợi nhuận) nên họ đã giới thiệu với gia đình và bạn bè về Amazon.

Giống như Jobs, Bezos không phải là ông chủ dễ tính - có những câu chuyện về việc Bezos nhiếc móc nhân viên về các vấn đề tương đối nhỏ, nhưng trong khi Jobs ghét sự không hoàn hảo thì Bezos có vẻ lại khá hài lòng với nó. Tờ Nhật báo phố Wall (WSJ) viết, "Triết lý của Bezos là đưa ra thị trường một cách nhanh chóng để vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh, sau đó khắc phục các vấn đề và cải thiện website khi mọi người đã bắt đầu sử dụng nó". Cách tiếp cận này cũng được Bezos áp dung với Kindle và Kindle Fire.

Bezos thích sớm đưa sản phẩm ra thị trường, sửa chữa các sai sót sau. Chiếc Kindle đầu tiên là không hoàn hảo, nhưng nó đã thay đổi việc xuất bản

iPhone tồn tại bởi vì Steve Jobs biết rằng, chiếc điện thoại này sẽ thay thế các máy nghe nhạc MP3 độc lập, và nhiều sản phẩm của Amazon tồn tại vì lý do tương tự: nếu có ai phá vỡ sự kinh doanh của Amazon, Bezos muốn đó sẽ là Amazon.

Khi Bezos nhận ra rằng, cuối cùng doanh số sách điện tử (e-book) sẽ cao hơn sách in, ông đã quyết định xây dựng thiết bị đọc sách điện tử (e-reader) và tiếp tục hoàn thiện nó. Khi ông nhận ra rằng các nhà xuất bản truyền thống có thể bị gián đoạn, ông đã cung cấp một nền tảng xuất bản độc lập và cũng thành lập bộ phận xuất bản sách.

Khi cầm chắc là đĩa nhạc/phim sẽ chết, Amazon đã bán nhạc MP3, cung cấp máy nghe nhạc dựa trên đám mây và bắt đầu truyền trực tuyến TV/phim ảnh thông qua Amazon Prime. Khi điện toán đám mây bắt đầu trở nên phổ dụng, Amazon cung cấp dich vụ lưu trữ và máy chủ. Và khi đã rõ là điện thoại thông minh, máy tính bảng sẽ thế chỗ của nhiều PC, e-reader thì Amazon đã thực hiện bán ứng dụng qua cửa hàng trực tuyến App Store, làm các máy tính bảng Kindle Fire, Kindle Fire HD. Nếu tin đồn là chính xác, thậm chí Amazon còn đang phát triển cả điện thoại.

Dù vốn hóa thị trường 115 tỷ USD của Amazon chỉ bằng khoảng 1/2 của Microsoft, nhưng nếu tương lai của PC là Personal Cloud (đám mây cá nhân) chứ không phải là Personal Computer (máy tính cá nhân), rất có thể Amazon sẽ đứng ở vị trí hiện tại của Microsoft trong bảng xếp hạng những công ty công nghệ hàng đầu.

Một ngày nào đó Bezos sẽ đưa bạn vào không gian. (Ảnh: Blue Orbit).

5 năm trước, ý tưởng Amazon cạnh tranh với Apple, Google và Microsoft có vẻ khá xa vời, nhưng đó lại chính xác là những gì Amazon đang trải qua ngày nay. Và dường như Trái đất là quá hạn hẹp, Bezos còn mốn vươn ra ngoài vũ trụ xa xôi khi hồi năm 2000, ông thành lập Blue Origin - công ty hàng không vũ trụ có mục đích làm giảm chi phí của chuyến bay vũ trụ, giúp nhiều người có thể bay vào khoảng không bao la.

Theo PC World VN
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.