Khi được hỏi về bản thân đừng bắt đầu tuôn ra một tràng những thứ trên lý lịch của bạn: chuyên ngành, lịch sử công việc của bạn, những lần được thăng chức của bạn, thay vào đó hãy cho họ một câu trả lời thể hiện được kỹ năng, niềm đam mê và sự phù hợp cho công việc
Giờ phỏng vấn đã tới và bạn biết sẽ thực hiện nó một cách hoàn hảo. Bạn đã nghiên cứu và ghi nhớ tất cả những điều cần nói. Lúc này bạn có thể nói về công ty ngay cả khi ngủ, thậm chí có thể nói được số báo nào công ty đã từng được đề cập trong suốt 6 tháng qua.
Nhưng khi người phỏng vấn hỏi bạn nói chuyện về bản thân, bạn đóng băng, nhận ra sự thật "rùng rợn" rằng bạn đã không chuẩn bị đủ để gây ấn tượng. Bạn mỉm cười lịch sự, nhấp nhổm, ậm ừ trong khi tâm trí đang rối bời, đấu tranh cố gắng xâu chuỗi các ý tưởng lại với nhau.
Thời gian để gây ấn tượng trung bình là 5 giây, vì vậy bạn không chỉ cần một bài nói mạnh mẽ mà cũng cần nắm bắt sự chú ý của người phỏng vấn ngay từ đầu. Đó là khoảng thời gian bạn có trước khi người phỏng vấn bắt đầu nghĩ về cuộc họp tiếp theo, hộp thư đến hoặc kế hoạch ăn trưa của họ.
Vậy bạn sẽ làm sao? Đừng bắt đầu tuôn ra một tràng những thứ trên lý lịch của bạn: chuyên ngành, lịch sử công việc của bạn, những lần được thăng chức của bạn. Thực tế là các nhà tuyển dụng gọi bạn đến phỏng vấn có nghĩa là người đó đã quyết định bạn đã đủ điều kiện.
Thay vào đó, hãy làm theo các bước sau để xây dựng một câu trả lời thể hiện được kỹ năng, niềm đam mê và sự phù hợp cho công việc.
1. Kể một câu chuyện
Không có gì tệ hơn là nghe một tuyên bố vô căn cứ của một ứng cử viên về cá tính của họ tại nơi làm việc "Tôi là một người giải quyết vấn đề theo định hướng chi tiết!". Sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu chia sẻ một câu chuyện cho thấy con người bạn, đặc biệt nếu bạn chỉ mới bắt đầu sự nghiệp vì câu chuyện sẽ cho thấy nhiều tiềm năng hơn là bằng chứng trong giai đoạn này.
Hãy thử tham khảo một thời điểm khi tiềm năng của bạn được công nhận tại nơi làm việc, và nói về cách mà sự việc cụ thể đó liên quan tới tài năng và sự quan tâm đến vị trí mong muốn này. Ví dụ, khách hàng của tôi Jenny đã dành nhiều năm làm việc với tư cách là một headhunter cho một công ty nhân sự lớn và hy vọng có được trách nhiệm cao hơn trong việc phát triển kinh doanh. Khi cô ấy nghe nói rằng giám đốc điều hành của một công ty IT toàn cầu chuyển đến sống bên cạnh nhà cha mẹ mình, cô không ngần ngại đến và gửi lời chào. Cuối cùng cô ấy đã có được một thỏa thuận kinh doanh cuối năm đó.
Cô đã đưa câu chuyện đó vào câu trả lời phỏng vấn của mình, không cần nói cũng biết, cô đã được rất nhiều lời đề nghị từ các nhà tuyển dụng lớn.
Một điểm cộng nếu bạn có thể thể hiện niềm đam mê của mình cho ngành công nghiệp này một cách có thể cho người phỏng vấn biết rằng đó không đơn thuần chỉ là một công việc mà còn là một mảnh ghép quan trọng trong mục đích sống của bạn. Và lưu ý rằng:
2. Hãy để mảnh ghép kết nối với công ty
Chỉ nói về bản thân và sự quan tâm của bạn đến vị trí tuyển dụng là không đủ - bạn sẽ cần phải giải thích được tại sao bạn lại muốn làm việc ở đây. Luôn có sẵn những nguồn thông tin hữu ích cho bạn: Sứ mệnh của công ty, khách hàng, các bài báo, các nền tảng truyền thông và trải nghiệm của cá nhân bạn. Những điều này cung cấp thông tin có thể giải thích tại sao bạn nghĩ công ty đó đặc biệt.
Ví dụ, tôi có một khách hàng mơ ước làm việc cho tạp chí Vogue. Khi cô được mời tới phỏng vấn, cô biết cô đã phải chứng minh nhiều hơn là tình yêu của mình cho biên tập thời trang; cô cần để chứng minh niềm đam mê của mình cho tạp chí Vogue. Cô nói với người phỏng vấn rằng cô đã từng lật đi lật lại những trang báo hào nhoáng của mẹ thậm chí trước khi cô hiểu được những gì được viết trong đó.
Khi cô lớn hơn, cô đã rất ấn tượng với cách Vogue hỗ trợ những nhà thiết kế trẻ. Cô không đủ điều kiện để có được nhiều trang phục cô thấy nhưng lại được truyền cảm hứng tham gia các lớp học may để tự mình cải tiến tủ quần áo áo của mình. Với cô, Vogue có ý nghĩa nhiều hơn là một tạp chí thời trang đơn thuần.
Bằng cách thiết lập sự kết nối giữa bản thân với công ty, bạn cũng đang xây dựng sự tự tin của người phỏng vấn rằng bạn không chỉ là một nhân viên mới mà còn là một sự đầu tư - một người thực sự mong muốn phát triển cùng công ty
3. Thực hiện một bài phỏng vấn ngắn gọn và truyền cảm
Bạn đang đấu tranh để nhận được sự chú ý của người phỏng vấn, vì vậy đừng lãng phí một giây quý giá nào cho những thông tin không liên quan. Ví dụ, khi khách hàng của tôi chuẩn bị bài phỏng vấn cho tạp chí Vogue, cô muốn chia sẻ các chi tiết mà cô cảm thấy có thể chứng minh sự chân thành và niềm đam mê của mình, chẳng hạn như trích dẫn từ bài viết yêu thích của mình từ tạp chí. Chống lại sự cám dỗ để làm điều này, quá mức cần thiết sẽ làm mất tập trung. Hãy xác định những điểm hấp dẫn của câu chuyện và cá nhân bạn, xâu chuyện lại với nhau và tạo ra một câu trả lời tuyệt vời.
Một lưu ý cuối cùng, đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự chuẩn bị. Hãy suy nghĩ về bài phỏng vấn và dành đủ thời gian cho khâu chuẩn bị này. Trong thực tế bạn sẽ muốn đầu tư nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị nói về bản thân cũng như khi chuẩn bị cho việc nói về công ty.
Diệu Bảo (Trí thức trẻ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.