CafeLand - Đa dạng hóa sản phẩm, sáng tạo liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, tuy kinh tế khó khăn khách hàng “co” túi tiền thì mình “nong” ra chiều rộng, đó là bí quyết vượt qua khó khăn của bà Võ Thị Mỹ Vân - chủ sở hữu thương hiệu Socola Boniva trong thời buổi hiện nay.

Nhận được học bổng du học tại Bỉ đối với cô giáo Võ Thị Mỹ Vân - Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist là cột mốc thay đổi cuộc sống của người phụ nữ này. Trong quá trình học tập tại Bỉ sức hút của socola đã giúp bà quyết tâm tìm hiểu và sáng tạo ra những sản phẩm mới để xây dựng nên thương hiệu Socola Boniva có sức lan tỏa như ngày nay.

Kinh tế khó khăn có ảnh hưởng gì đến việc sản xuất và tiêu thụ Socola Boniva không?

Kinh tế khó khăn ảnh hưởng rất nhiều đến sức tiêu thụ của Socola Boniva, khách hàng hạn chế tiêu dùng hơn, chúng tôi phải nỗ lực rất nhiều để tung ra những sản phẩm mới, đa dạng về mẫu mã để khách hàng dễ dàng lựa chọn.

Với lại nhu cầu sử dụng socola của khách hàng ngày càng cao, nếu như trước kia sản phẩm chỉ cần ngon thì bây giờ khách hàng yêu cầu phải đẹp, bắt mắt, trang trí cầu kỳ, nếu không cập nhật kiến thức và sáng tạo liên tục thì rất dễ mất khách hàng.

Hiện bên Boniva có 4 người quản lý chính là 2 vợ chồng tôi và hai đối tác người Bỉ, vì thế công việc được chia đều ra mỗi người một mảng. Người thì chuyên nghiên cứu phát triển sản phẩm, người thì lo tìm khách hàng, người quản lý tổng thể…nhờ phần chia hợp lý nên công việc của tôi vẫn trôi chảy từ việc làm kinh doanh lẫn giảng dạy trên trường.

Kinh doanh socola ở Việt Nam thường theo mùa, vất vả những tháng cuối năm còn hầu như chơi dài trong năm. Vậy bà làm thế nào để duy trì hoạt động kinh doanh để cho nhân viên vẫn đảm bảo cuộc sống?

Kinh doanh cao điểm của mặt hàng socola chủ yếu vào dịp cuối năm, lễ tết nhưng bên cạnh đó chúng tôi cũng làm nhiều sản phẩm ở các thời điểm trong năm. Chúng tôi tập trung sản xuất logo cho tiệm bánh ngọt, sản xuất các sản phẩm bán cho du khách nước ngoài, nhận cung cấp sản phẩm cho các khách sạn, nhà hàng, làm quà tặng trong các dịp đám cưới, event…hầu hết các hoạt động này đều diễn ra quanh năm. Chúng tôi cố gắng tung ra nhiều sản phẩm nhưng vẫn không tăng giá bán, thậm chí còn hạ giá bớt để công nhân của mình làm việc đều, đảm bảo cuộc sống cho họ.

Thị trường mở cửa hàng loạt thương hiệu socola nước ngoài vào Việt Nam, bà làm thế nào để trụ vững?

Suy nghĩ của dân chuộng hàng ngoại cũng thay đổi nhiều rồi, tức là nếu sản phẩm Việt Nam có chất lượng thì vẫn đứng vững trong lòng người tiêu dùng. Socola nhập người ta cũng có những khó khăn riêng, nhưng mình lại khắc phục được, ví dụ như mình sản xuất tới đâu bán tới đó không nhập hàng quá nhiều để rồi sau đó những viên socola nhìn không được đẹp nữa, vì khi dùng một sản phẩm ngon và đẹp phải đi đôi với nhau.

Năm nay, kinh tế khó khăn ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng tôi vẫn động viên mọi người nỗ lực nhiều hơn, làm ra những sản phẩm bắt mắt hơn, đa dạng hóa sản phẩm với hơn 100 loại socola khác nhau. Việc này nhằm mở rộng đối tượng khách hàng, tuy khách hàng “co” túi tiền lại nhưng mình lại “nong” ra được chiều rộng.

Theo bà thì trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh socola (mặt hàng không phải là nhu yếu phẩm) điều khó nhất là gì?

Khó khăn nhất của tôi bây giờ là làm sao bán được nhiều hàng nhất (cười). Mình đâu có quyền ép khách hàng được đâu vì thế cần suy nghĩ nhiều sản phẩm mới lạ phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hơn.

Bà có ý định mang sản phẩm Socola Boniva đi “đánh” trời tây không?

Tôi nghĩ rằng trong tương lai gần việc đưa sản phẩm ra nước ngoài là tất nhiên rồi, vì socola Việt có những đặc trưng riêng của người Việt.

Việt Nam mình có nhiều trái cây, vì thế tôi cũng bắt đầu nuôi dưỡng cái ý định xuất khẩu sang các nước khác. Sản phẩm của mình khá đẹp và bắt mắt mang phong cách Á Đông (nhỏ nhỏ, xinh xinh) thành ra khi khách hàng dùng socola sẽ thưởng thức được nhiều hương vị hơn.

Ví dụ như ở nước ngoài thì một người thường ăn được 30g (khoảng 2 viên socola) nhưng đối với các sản phẩm ở Việt Nam khách hàng có thể ăn được 4 -5 viên và họ sẽ thưởng thức được nhiều hương vị hơn với vị trái cây nhiệt đới.

Hiện tại, thị trường chủ yếu của Boniva là ở Tp.HCM nên tôi vẫn mong mỏi một ngày nào đó sản phẩm mình vươn xa ngoài thành phố như Bình Dương, Đồng Nai và xa hơn nữa… Cái khó nhất là mình chưa gặp được đối tác hợp ý, bởi socola không thể bảo quản thoải mái ở mọi môi trường được, vì vậy người đối tác phải biết vấn đề này, yêu thích chăm chút cho từng viên socola, thì mới tới tay khách hàng những sản phẩm ngon và còn nguyên vẹn về hình thức. Vì thế tôi vẫn đang tìm hiểu và lựa chọn những đối tác thật sự tâm huyết với nghề.

Theo bà yếu tố nào cần thiết nhất mà những người khởi nghiệp cần có?

Tôi nghĩ bắt đầu phải là đam mê vì khi mình đam mê thì mình có nhiều ý tưởng lắm, sáng - trưa - chiều tối đều nghĩ và đi đến đâu cũng thấy, biết đâu mình sẽ học hỏi điều gì từ các sản phẩm khác để đưa vào các sản phẩm của chính mình.

Những ý tưởng này giống như đứa con tinh thần của mình, vì vậy mình sẽ chăm chút nó từng ngày, thay đổi để nó ngày càng phù hợp hơn.

Tôi là người Việt, lại làm trong ngành bếp vì thế tôi hiểu về gu ăn uống của người Việt, biết được sở thích thẩm mỹ của người Việt mình thích cái gì thì mình ráng làm sao phù hợp với khách hàng.

Tuy nhiên đam mê là bước đầu nung nấu cho mình còn phải nắm bắt cơ hội để thành công nữa, cần phải có độ chín chắn, đủ sức thuyết phục khách hàng, đối tác và phải có bạn bè hỗ trợ.

Tôi được như ngày nay là bạn bè tôi đã hỗ trợ rất nhiều. May mắn của tôi là bạn bè làm nhiều trong các nhà hàng khách sạn vì thế họ giúp tôi thẩm định sản phẩm trước khi ra mắt mọi người, nếu sản phẩm nào của tôi được nhiều người đồng ý thì sản phẩm đó được đón nhận rất nhanh.

Xin cảm ơn bà!

Gia Bảo
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Chuyện kinh doanh của gia tộc giàu nhất Italia

    Chuyện kinh doanh của gia tộc giàu nhất Italia

    11/08/2020 4:54 PM

    Michele Ferrero là người đã mang socola Nutella và socola hình quả trứng Kinder đến với toàn thế giới, biến một xưởng kẹo nhỏ của gia đình tại Italia trở thành một đế chế bánh kẹo toàn cầu với doanh thu hàng năm khoảng 10 tỷ USD.Giờ đây, con trai của ông, Giovanni Ferrero đang vạch ra con đường của riêng mình.

  • Hai cha con hốt bạc nhờ làm socola với hình thù độc nhất vô nhị

    Hai cha con hốt bạc nhờ làm socola với hình thù độc nhất vô nhị

    25/12/2017 8:46 AM

    Kerr Dunlop, 72 tuổi và con gái Flo Broughton, 38 tuổi hiện đang sở hữu một cơ sở sản xuất socola với sản lượng lên tới 40 tấn mỗi năm.

  • Hành trình khởi nghiệp của "Ông già sôcôla" 70 tuổi

    Hành trình khởi nghiệp của "Ông già sôcôla" 70 tuổi

    04/08/2017 1:22 PM

    Trên khoảng sân của xưởng chế biến, hàng chục ký cacao vừa thu hoạch chuẩn bị được tách hạt để lên men. Khó tin rằng những trái cacao màu sắc rực rỡ, vàng, đỏ hồng, hồng thẫm, xanh... với lớp thịt trắng ngọt chính là nguyên liệu làm nên những thỏi sôcôla đắng ngọt nhiều người mê.

  • Bà chủ Socola Boniva: Khách hàng “co” túi tiền thì mình “nong” chiều rộng

    Bà chủ Socola Boniva: Khách hàng “co” túi tiền thì mình “nong” chiều rộng

    19/10/2013 8:50 AM

    CafeLand - Đa dạng hóa sản phẩm, sáng tạo liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, tuy kinh tế khó khăn khách hàng “co” túi tiền thì mình “nong” ra chiều rộng, đó là bí quyết vượt qua khó khăn của bà Võ Thị Mỹ Vân - chủ sở hữu thương hiệu Socola Boniva trong thời buổi hiện nay.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.