Là giám đốc điều hành của Facebook, cựu giám đốc bán hàng trực tuyến toàn cầu của Google, Sheryl Sandberg có rất nhiều kinh nghiệm về khởi nghiệp cũng như kinh doanh.
Nếu bạn mới khởi nghiệp và cần đến những kinh nghiệm để thành công, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua những bài học kinh doanh mà vị Giám đốc tài năng này sử dụng.
Sheryl Sandberg trước khi nắm giữ vị trí Giám đốc điều hành của Facebook – mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay, bà từng là Phó giám đốc bán hàng trực tuyến toàn cầu cho Google và từng được tạp chí Time (Mỹ) bình chọn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng lớn nhất thế giới năm 2012. Tài năng của bà càng được ghi nhận khi bà trở thành thành viên nữ đầu tiên và duy nhất của Hội đồng quản trị Facebook vào năm đó.
Với thành tích, năng lực và kinh nghiệm đáng nể, giống như những ngôi sao khác của ngành công nghiệp công nghệ, Sheryl Sandberg có những bí quyết của riêng mình để điều hành một doanh nghiệp tốt nhất.
Niềm yêu thích trước những cuốn sách đã giúp bà tìm ra chìa khóa của sự thành công trong kinh doanh mà bất cứ ai cũng cần phải ghi nhớ để đạt được mục đích của mình.
Và cuốn The Lean Startup của tác giả Eric Ries chính là cuốn sách bà Sheryl Sandberg muốn giới thiệu cho tất cả những doanh nhân và những ai mong muốn có dự án khởi nghiệp cho riêng mình.
Nội dung cuốn sách chia sẻ về cách để phát triển những mô hình, dự án kinh doanh bền vững một cách nhanh chóng. Tác giả hướng độc giả dùng khoa học để xây dựng doanh nghiệp bằng cách liên tục đưa ra các sản phẩm dựa trên phản hồi của khách hàng.
Nếu bạn có được những bí quyết đảm bảo cho sự thành công trong kinh doanh của mình thì đừng nên bỏ qua 7 bài học mà The Lean Startup mang đến qua sự giới thiệu của Giám đốc điều hành Facebook như sau...
1. Chọn một mục đích duy nhất để tập trung khởi nghiệp
Khi khởi nghiệp, mục tiêu chính của bạn là tìm ra một mô hình kinh doanh đem lại lợi nhuận và có giá trị bền vững. Bạn càng tập trung vào mục đích đó, càng cố gắng thật nhanh chóng, bạn sẽ càng thành công. Hãy thử bắt đầu bằng cách nghiên cứu và tìm ra những sản phẩm mà khách hàng tiềm năng của bạn muốn. Bởi chỉ khi tìm ra được điều này, bạn mới đạt được mục đích và biến nó thành hành động.
2. Ứng dụng khoa học để tìm kiếm và kiểm nghiệm mô hình kinh doanh của mình
Cách tốt nhất để đưa ra những sản phẩm tốt, phù hợp với đối tượng sử dụng là sử dụng các ứng dụng khoa học hoặc bài học đã được chứng thực của những nhà kinh doanh trước đó. Bắt đầu bằng việc xây dựng giả thuyết xem liệu sản phẩm của mình có thành công hay không và sau đó tìm hiểu phản ứng khách hàng qua lượng tiêu thụ và sự phản hồi.
3. Trước tiên hãy phát triển một sản phẩm tối thiểu để thử nghiệm ý tưởng trên thị trường
Để nhanh chóng tìm hiểu liệu nhu cầu của khách hàng về ý tưởng của bạn như thế nào, hãy tạo ra một sản phẩm có khả năng tối thiểu (MVP), tức là khả năng ít nhất để thu thập những phản hồi ý nghĩa từ khách hàng. Ở phiên bản mẫu kiểm nghiệm này chỉ nên chứa các thành phần thiết yếu, nhưng phải đủ để khách hàng có một trải nghiệm thực tế chính xác về sản phẩm.
4. Xây dựng, đo lường, học hỏi càng nhanh càng tốt
Tác giả cuốn sách đã chỉ ra một vòng lặp bao gồm Build – Measure – Learn (BML) ( dịch là Xây dựng – Đo lường – Học hỏi) để liên tục cải tiến sản phẩm. Dựa trên những nền tảng đã có, bạn hãy xây dựng nên một chương trình cụ thể, chính xác, tính toán các yếu tố bên trong và bên ngoài để có được một phiên bản cải tiến, chất lượng nhất. Càng nhanh cải tiến, mô hình kinh doanh của bạn sẽ càng đạt được nhiều thành công.
5. Làm một thử nghiệm để tối ưu hóa sản phẩm
Để giúp bạn có được phán đoán chính xác về tính năng nào của sản phẩm khiến khách hàng thích thú, tính năng nào chưa được hài lòng, hãy tạo ra hai phiên bản khác nhau trên cùng một sản phẩm: một có tính năng mới, một như cũ. Loại thử nghiệm chia nhỏ này giúp bạn biết được phiên bản nào được khách hàng yêu thích, giúp bạn quyết định được nên giữ lại hay hủy bỏ một tính năng nào đó.
6. Sẵn sàng cho phương án thay thế
Nếu giả thuyết ban đầu của bạn không diễn ra theo kế hoạch, chắc chắn đó sẽ là một trục trặc lớn. Điều bạn cần làm là thực hiện thay đổi nhanh chóng. Thay đổi cơ bản này có thể phải xác định lại giá trị cốt lõi của sản phẩm, nhắm mục tiêu đến phân khúc khách hàng hoặc thị trường bán hàng mới. Chắc hẳn việc đưa ra quyết định cho phương án thay thế quả không dễ dàng, nhưng nó sẽ mở ra cho ta nhiều cơ hội khác. Chúng ta cũng không nên lo lắng vì có rất nhiều quyết định thay đổi đã đi đến thành công, điều quan trọng là đừng né tránh, hãy đối mặt và giải quyết nó.
7. Dành sự tập trung cho khách hàng hiện tại
Mặc dù việc tìm kiếm khách hàng mới là điều nên làm, song hãy cân nhắc trong từng hoàn cảnh cụ thể. Và một chiến lược ít rủi ro hơn là thu hút khách hàng đang sử dụng sản phẩm của bạn sẽ sử dụng nhiều hơn. Bằng cách thường xuyên cung cấp các tính năng mới hoặc các dịch vụ tiện ích, người ủng hộ hiện tại sẽ càng thích thú hơn, làm cho khả năng lan truyền sản phẩm cũng cao hơn và đương nhiên là an toàn hơn.
Phương Thảo (Trí thức trẻ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Dám khởi nghiệp với 100 USD?

    Dám khởi nghiệp với 100 USD?

    07/05/2021 1:50 PM

    Có nhiều thứ mà một startup cần. Tiền là điều đương nhiên nhưng không phải tất cả. Rất nhiều yếu tố nội tại có thể vận dụng và “quy đổi” tương đương tiền. Quan trọng là, bạn đã chuẩn bị gì và lên kế hoạch như thế nào để khởi nghiệp?

  • 5 quy tắc "vàng" cho startup trong gọi vốn, tiêu tiền

    5 quy tắc "vàng" cho startup trong gọi vốn, tiêu tiền

    23/04/2021 2:45 PM

    Đó là chia sẻ của nữ doanh nhân 26 tuổi, Lê Hàn Tuệ Lâm, Giám đốc quỹ đầu tư Nextrans, người vừa trở thành một trong hai doanh nhân Việt, được xướng tên trong "Forbes Under 30 Asia", hạng mục Tài chính và đầu tư mạo hiểm.

  • Giảng viên 8X thành ông chủ chuỗi nhà hàng ẩm thực

    Giảng viên 8X thành ông chủ chuỗi nhà hàng ẩm thực

    02/04/2021 10:07 AM

    Từ một giảng viên đại học, Đặng Trần Huy rẽ sang kinh doanh ngành F&B, sau 6 năm, anh sở hữu 4 nhà hàng có lúc doanh thu vài tỷ đồng một tháng.

  • Các startup tại Đông Nam Á sẽ kiếm lời lớn từ thị trường việc làm theo yêu cầu trong tương lai

    Các startup tại Đông Nam Á sẽ kiếm lời lớn từ thị trường việc làm theo yêu cầu trong tương lai

    30/03/2021 7:30 PM

    CafeLand - Chúng ta đang ở trong giai đoạn mà công việc theo yêu cầu dường như là tương lai của thị trường việc làm. Một cuộc khảo sát của McKinsey cho thấy 61% các công ty mong đợi sẽ thuê thêm nhân sự trợ giúp ngắn hạn trong những năm tới. Các nghiên cứu khác cho thấy thực tế này đang gia tăng trong tất cả các hạng mục từ công việc chuyên môn đến công việc văn phòng đơn thuần.

  • Chọn khởi nghề hay khởi nghiệp?

    Chọn khởi nghề hay khởi nghiệp?

    30/03/2021 12:30 PM

    Khởi nghề hay khởi nghiệp? Câu hỏi tưởng đơn giản nhưng làm khó không ít bạn trẻ khi phân vân giữa hai lối đi: khởi nghiệp làm chủ hay khởi nghề làm thuê!

  • Những bài học dẫn lối khởi nghiệp thành công

    Những bài học dẫn lối khởi nghiệp thành công

    31/12/2019 10:08 AM

    Dưới đây là những bài học dẫn lối thành công quý giá mà John Rampton chia sẻ từ những đã học được khi bắt đầu hành trình khởi nghiệp của mình.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.