Heineken vừa đưa ra đề nghị mua Tiger Beer với giá 6 tỷ USD. Và trong lịch sử từng có không ít vụ thâu tóm đình đám lên tới hàng trăm tỷ USD. Dưới đây là 5 trong số những thương vụ đáng chú ý nhất.

1. American Online mua Time Warner (2001)

Đây là thương vụ sáp nhập nổi tiếng trong lịch sử nhưng cũng là một thất bại cay đắng đối với American Online (AOL).

Năm 2001, hãng viễn thông của Mỹ AOL đã thâu tóm tập đoàn truyền thông Time Warner thông qua một thỏa thuận trị giá 164 tỷ USD. Với “thương vụ thiên niên kỷ” này, AOL Time Warner đặt mục tiêu trở thành hãng truyền thông lớn nhất thế giới bằng việc kết hợp cung cấp dịch vụ trực tuyến của AOL với sức mạnh trong lĩnh vực truyền thông của Time Warner.

Tuy nhiên, sau đó, tình hình hoạt động của AOL Time Warner không được êm xuôi như mong đợi. Đến năm 2002, tập đoàn khổng lồ này thua lỗ đến 99 tỷ USD. Và chỉ một năm sau, vào năm 2003, danh tiếng của AOL xuống thấp đến mức họ đã quyết định xóa chữ AOL khỏi tên công ty và chỉ còn là Time Warner.

2. Vodafone Airtouch mua Mannesmann (2000)

Có trụ sở chính tại London, Anh, Vodafone niêm yết cổ phiếu tại hơn 70 nước trên thế giới và thực sự là một “gã khổng lồ” trong ngành viễn thông di động tại đảo quốc sư tử.

Năm 2000, Vodafone đã bỏ ra 202,8 tỷ USD để mua lại công ty điện thoại Mannesmann của Đức.

3. Các cổ đông mua lại Phillip Morris Intl. (2008)

Từ khi thành lập, Phillip Morris đã phát triển từ một hãng thuốc lá cao cấp trở thành một tập đoàn đa ngành mà đến năm 2003 được biết đến với cái tên Altria.

Lo ngại thương hiệu thuốc lá danh tiếng sẽ bị công ty mẹ hoạt động trên nhiều lĩnh vực làm lu mờ, năm 2008, cổ đông của hãng quyết định chi 113 tỷ USD để mua đứt Phillip Morris Interational (thành lập năm 1967) nhằm chỉ tập trung vào kinh doanh các sản phẩm thuốc lá.

4. Exxon Corp. mua Mobil Corp. (2000)

Hai trong số những hãng dầu lửa lớn nhất thế giới đã tiến hành sáp nhập vào cuối năm 1999 và đến năm 2000 thì thỏa thuận chính thức có hiệu lực.

Để mua lại Mobil Corp., Exxon Corp. phải chi ra 85,1 tỷ USD. Tuy nhiên, trước đây, hai hãng này đã từng là một do đều thuộc sở hữu của nhà tài phiệt John D.Rockerfeller cho đến khoảng 100 năm trước, chính phủ Mỹ tách hãng thành 2 công ty.

5. Bộ Tài chính Mỹ mua lại tài sản của GM (2009)

Nhằm chống đỡ lại tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, Chính phủ Mỹ đã phải ra tay cứu trợ không ít tập đoàn lớn, trong đó đáng kể là hãng sản xuất xe hơi General Motor (GM).

Thời điểm đó, GM không chỉ nộp đơn phá sản mà còn phải dựa vào việc bán lại 61,2 tỷ USD tài sản cho chính phủ với hy vọng vực dậy tập đoàn. Cuối cùng, họ đã thành công. Tháng 11.2010, GM quay trở lại niêm yết trên sàn chứng khoán với đợt IPO kỷ lục 23 tỷ USD.

Theo Dân Việt
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.