Càng trưởng thành thì càng học được nhiều bài học. Những bài học đó không chỉ để hoàn thiện bản thân mà còn là yếu tố giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực.

Một người thông minh là người không ngừng học tập bởi kiến thức là vô hạn. Đặc biệt, một doanh nhân thì cần phải học hỏi càng nhiều, phải đi trước người khác và nỗ lực gấp đôi mới có thể đạt được thành công.

Dưới đây là 5 triết lý trong cuộc sống mà mọi doanh nhân cần biết:

1. Đưa ra quyết định nhanh chóng trong lúc nóng vội là sai lầm

Dù mới bắt đầu khởi nghiệp hay nắm giữ công ty giá trị hàng tỷ đô thì bạn cần phải có những quyết định, lựa chọn đúng đắn. “Nếu cho rằng mọi doanh nhân đều là những người có đam mê nên họ có thể dễ dàng đưa ra quyết định nhanh chóng phụ thuộc vào cảm súc và sở thích. Không. Đó hoàn toàn là một quan điểm sai lầm”, giám đốc điều hành của YapStone - ông Tom Villante chia sẻ.

Một nhà lãnh đạo tài ba nên biết giữ một cái đầu “lạnh”, biết cân bằng cảm xúc, luôn bình tĩnh trước mọi tình huống và quan trọng là không để cảm xúc ảnh hưởng tới quyết định.

Theo CEO Tom Villante, một người lãnh đạo phải biết cân nhắc và giả định mọi tình huống có thể xảy ra trước khi đưa ra một quyết định nào đó. “Những quyết định theo cảm xúc thường mang lại kết quả và rủi ro không mong muốn. Đặc biệt trong những lúc nóng vôi, tâm trạng không ổn định thì bạn càng cần phải dành nhiều thời gian hơn để cân nhắc và sau đó mới đưa ra quyết định tốt nhất có thể”.

Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo tài ba nên biết giữ một cái đầu “lạnh”, có nghĩa là phải biết cân bằng cảm xúc, luôn bình tĩnh trước mọi tình huống và quan trọng là không để cảm xúc ảnh hưởng tới quyết định.

2. Thất bại có nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ

Bạn đã từng nghe đến cụm từ “nắm lấy thất bại”? Đã là con người thì sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Đó là những sai lầm khiến bạn thất bại trong một lĩnh vực nào đó nhưng không có nghĩa bạn thực sự bị đánh bại hoàn toàn. Bởi vì, sự thất bại đó có thể mang đến nhiều lợi ích mà chính bản thân bạn cũng không biết.

Đúng vậy! Sau mỗi lần thất bại, bạn sẽ học được nhiều điều hơn, học hỏi những sai lầm và đứng lên từ chính sai lầm đó. Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định rằng, những sai lầm thường dẫn đến sự lựa chọn và quyết định chính xác hơn trong tương lai. Thậm chí sau khi thất bại, bạn còn có thể nắm lấy cơ hội nhanh và dễ dàng hơn.

3. Sợ hãi là yếu tố ngăn cản thành công

Sợ hãi là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người không thể trở thành doanh nhân. Bạn đã chứng kiến 90% người khởi nghiệp thất bại trong khi số thành công lại rất ít. Đó chính là nguyên nhân khiến bạn e ngại, sợ hãi?

“Thật khó để có thể khuyên một ai đó đừng sợ hãi. Tốt nhất là phải chế ngự được nó. Đặc biệt là khi bạn thực sự có đam mê với những gì mình yêu thích”, CEO Alejandro Chaban, nhà sáng lập Yes You Can chia sẻ.

Sự sợ hãi sẽ ngăn cản bạn đưa ra những quyết định táo bạo mà nó có thể là cơ hội cho doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, điều tội tệ nhất chính là sợ hãi sẽ “ăn mòn” tự tin.

“Một khi bạn đã chế ngự được nỗi sợ hãi trong tâm trí, bạn sẽ quên đi mọi khả năng thất bại và từ đó, sự tự tin cũng tăng cao”, Alejandro nói.

4. Không cho không ai thứ gì

Một khi đã xã định được sản phẩm muốn bán, một nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng các vấn đề như: thị trường của sản phẩm, giá thành khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm. Không nhất thiết phải mở ngay một doanh nghiệp lớn mới có nhiều cơ hội thành công mà nên bắt đầu từ những dự án nhỏ.

Ông Mark Josephson - CEO của công ty cổ phần Bitly cũng khuyên: “Nên bắt đầu tập trung vào 10 khách hàng đầu tiên, tạo ra sản phẩm nào đó mà 10 người sẽ sẵn trả tiền để có được sản phẩm đó. Sau đó, nhân rộng mô hình cho 20 người, 40 người, 100 người và cứ như vậy mở rộng quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, bài học cần phải lưu ý ở đây là với tư cách là một người bán hàng thì điều đầu tiên phải quan tâm chính là ngân sách và lợi ích của bản thân. Không miễn phí bất cứ thứ gì mà không đem lại lợi ích cho mình”.

5. Nói phải đi đôi với làm

Ai cũng có thể đưa ra ý tưởng hoặc chiến lược tuyệt vời. Nhưng nếu ý tưởng và chiến lược mà không được thực hiện hóa thì cũng chỉ vứt vào sọt rác.

“Có thông tin mà không thực hiện là vô dụng. Nắm bắt thông tin chính xác, đúng thời điểm cũng sẽ vô ích nếu bạn không biết cách sử dụng những thông tin đó”, theo ông Donny Gamble - nhà sáng lập IdeaHacks.

Lập kế hoạch thực hiện phải thật chi tiết và chặt chẽ cho dù bạn đang làm việc cùng một nhóm 3 người hay 3.000 người. Một ý tưởng hay mà thiếu yếu tố truyền thông, xác định vai trò và điều cần ưu tiên thì cũng không thể mang lại một kết quả như mông muốn. Quan trọng là phải thiết lập kế hoạch cụ thể về thời gian, mục tiêu, tiêu chuẩn, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện.

Đây chỉ là một trong những bài học cơ bản nhất mà mọi doanh nhân cần phải áp dụng trong cuộc sống và cả trong lĩnh vực kinh doanh. Đơn giản vì cuộc sống cũng giống như kinh doanh, đều là một cuộc hành trình khó khăn, vất vả. Một khi đã trải qua khó khăn thì ai cũng sẽ được hưởng thành quả xứng đáng cho chính bản thân.

(theo Entrepreneur)/Trí Thức Trẻ
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.