CafeLand - Trên thế giới có 70% sản lượng đến từ các doanh nghiệp châu Á nhưng thực chất các thương hiệu châu Á chỉ sở hữu 30% thương hiệu thế giới. Theo nhận thức nhiều người các sản phẩm châu Á rẻ tiền vào không có chất lượng tốt vậy làm thế nào để thay đổi nhận thức của thế giới về các thương hiệu của Châu Á? Đó là câu chuyện rất nhiều chuyên gia thương hiệu băn khoăn.

Muốn doanh nghiệp mình được nhiều người biết đến chúng ta cần phải biết cách kể câu chuyện về thương hiệu của mình. Ở đây chúng ta không phải là quảng cáo quá sự thật mà phải xuất phát từ bên trong của nội tại của doanh nghiệp.

Ngẫm lại, Việt Nam rất nhiều câu chuyện để kể vậy tại sao chúng ta không sử dụng những câu chuyện truyền thống đó để kể cho khách hàng và thông qua đó có thể truyền đạt những thông điệp của chúng ta. Có lẽ, vấn đề ở chỗ không phải là chúng ta không có câu chuyện để kể, mà cách chúng ta kể câu chuyện và câu chuyện đó tương tác với khách hàng như thế nào mà thôi.

Nếu như mỳ Gấu Đỏ kể câu chuyện đánh vào lòng trắc ẩn của nhiều người khi nói về trường hợp thương tâm của một em bé bị ung thư không có tiền chữa trị và thông điệp của Gấu Đỏ đưa ra là: “Nếu bạn mua một gói mỳ Gấu Đỏ, bạn đã góp một số tiền để cứu chữa cho những bệnh nhân nghèo bị bệnh nan y”. Cách kể chuyện này cũng giống như chúng ta quay một bộ phim, theo trình tự từ đầu đến cuối và vì thế câu chuyện đó sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng truyền đạt thông điệp về thương hiệu cũng như mang lại những cảm nhận của khách hàng về thương hiệu.

Nếu chúng ta đưa ra những hình ảnh rẻ tiền đối với thương hiệu của mình thì lúc đó khách hàng sẽ nhìn thương hiệu chúng ta cũng rẻ tiền và ngược lại nếu chúng ta đưa lại cảm nhận sang trọng và đắt tiền thì chúng ta sẽ có vị trí cao hơn trong lòng khách hàng. Gấu Đỏ rất thành công trong việc tạo ra nhận biết thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng mỗi khi họ nghĩ đến sản phẩm mỳ ăn liền. Tuy nhiên sản phẩm này gặp không ít chỉ trích bởi họ đã sử dụng hình ảnh cậu bé bị bệnh ung thư chỉ là diễn viên đóng thế khiến người tiêu dùng có cảm giác bị “phản bội”. Về cơ bản ý tưởng quảng cáo của Gấu Đỏ không có gì sai nhưng cách chuyển tải thông điệp hơi bị “quá đà” vì thế hại sẽ nhiều hơn lợi trong việc quảng bá thương hiệu.

Từ câu chuyện kể trên cho thấy việc xây dựng thương hiệu không dễ. Sau đây, là 4 bước giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu thành công.

Bà Tang Ying Chun – Giám đốc mảng chiếc lược của công ty Consulus

1. Dựng khung ấn tượng

Ấn tượng đầu tiên của doanh nghiệp bạn đối với khách hàng là gì?

Có rất nhiều cách xây dựng thương hiệu bằng kể chuyện, có người bắt đầu câu chuyện bằng hiện tại và sau đó quay ngược trở về quá khứ, có người đi theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại. Tuy nhiên, bất cứ cách kể như thế nào thì chúng ta chỉ có từ 3,4 giây để tạo ấn tượng với khách hàng vì thế chúng ta phải dùng những cách độc đáo để tạo ấn tượng. Ấn tượng ban đầu sẽ là cái giá mà khách hàng chấp nhận trả cho doanh nghiệp bạn. Vì hiện nay trên thế giới có rất nhiều sản phẩm giống nhau và nếu doanh nghiệp nào có thể tạo được sự khác biệt so với đám đông thì sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ được nhiều người lựa chọn. Vậy làm sao để tạo ra sự khác biệt đó?

2. Lập trình trải nghiệm

Nét độc đáo nào khiến khách hàng nhận ra doanh nghiệp của bạn?

Để tạo ra sự khác biệt, trước hết chúng ta phải tập trung vào thiết kế. Thiết kế không chỉ là bao bì, hình ảnh mà bao gồm cả hành trình trải nghiệm sản phẩm nữa.

Nếu bạn che một phần lớn logo thương hiệu của mình nhưng mọi người vẫn nhận ra thì chúng ta đã có những thành công bước đầu trong quá trình xây dựng thương hiệu. Ngược lại, nếu khách hàng không nhận ra thương hiệu thậm chí còn nói nhầm sang của đối thủ thì chúng ta còn nhiều việc phải làm để cho khách hàng trải nghiệm nhiều hơn về sản phẩm của công ty bạn.

3. Tương tác độc đáo

Tương tác độc đáo với khách hàng của bạn là gì?

Nếu 2 sản phẩm đều bán như nhau nhưng 1 sản phẩm có nhiều thông tin rõ ràng, có nhiều cách sử dụng khác nhau, đưa ra nhiều thông tin cho khách hàng lựa chọn, có nhiều sự trao đổi giữa nhà sản xuất và khách hàng. Nếu làm được điều đó thì chắc chắn sản phẩm của công ty bạn sẽ được nhiều người lựa chọn hơn.

Ngoài phong cách độc đáo của sản phẩm doanh nghiệp cần cho khách hàng biết quy trình tạo ra sản phẩm cần đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ để mọi người làm quen dần với thương hiệu của bạn.

Tất nhiên, lúc đầu rất khó thuyết phục khách hàng có thói quen sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bạn, tuy nhiên một khi họ đã có thói quen đó họ sẽ trở thành đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp bạn.

4. Ký ức mang về

Sau khi sử dụng dịch vụ/sản phẩm của công ty, khách hàng nhớ điều gì?

Nếu bạn thực hiện tốt 3 bước trên khi xây dựng thương hiệu thì bước cuối cùng là cố gắng tạo ra ấn tượng để hoàn chỉnh trải nghiệm, lựa chọn ra những hình ảnh và những điều dễ nhớ nhất cho khách hàng mang về.

Nếu làm tốt 4 bước trên thì thương hiệu bạn sớm muộn cũng thành công, vấn đề là thời gian mà thôi.

Quanh câu chuyện xây dựng thương hiệu ông Trần Ngọc Liên, Phó Giám đốc VCCI tại TP.HCM cho biết:

Trong giai đoạn hội nhập chúng ta có rất nhiều cơ hội tiếp cận với các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới, các tổ chức tư vấn có kỹ năng tốt trong xây dựng thương hiệu vì thế chúng ta đã giảm bớt thời gian xây dựng thương hiệu cho mình rất nhiều. Vì thế để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp Việt cần xây dựng thương hiệu tốt giúp người tiêu dùng, các đối tác khách hàng ghi nhớ và nhận biết thương hiệu của mình nhanh chóng nhất.

Gia Bảo
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • 4 bước quan trọng trong quá trình làm thương hiệu

    4 bước quan trọng trong quá trình làm thương hiệu

    05/09/2013 8:24 AM

    CafeLand - Trên thế giới có 70% sản lượng đến từ các doanh nghiệp châu Á nhưng thực chất các thương hiệu châu Á chỉ sở hữu 30% thương hiệu thế giới. Theo nhận thức nhiều người các sản phẩm châu Á rẻ tiền vào không có chất lượng tốt vậy làm thế nào để thay đổi nhận thức của thế giới về các thương hiệu của Châu Á? Đó là câu chuyện rất nhiều chuyên gia thương hiệu băn khoăn.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.