Có ba giá trị chủ yếu trong cuộc sống: giá trị kinh nghiệm, giá trị sáng tạo và giá trị thái độ tức phản ứng của ta trong hoàn cảnh. Thái độ và hành vi của ta xuất phát từ mẫu của chúng ta nếu chúng ta biết sử dụng khả năng tự nhận thức và xem xét chúng.
Ảnh minh họa.
Thói quen 1: Phải tích cực
Là con người, chúng ta có khả năng "tự nhận thức", tức khả năng đứng riêng ra để xem xét chúng ta, "nhìn thấy" chúng ta. Trong thực tế, chúng ta chưa quan tâm đến việc này. Chúng ta chỉ có những hình ảnh của chúng ta từ tấm gương xã hội. Điều này khẳng định rằng, hoàn cảnh có vai trò quyết định đối với chúng ta.
Khả năng tự do lựa chọn phản ứng, không lên án hoàn cảnh, tình huống hoặc một tác động ngoại lai đối với hành vi của mình đó là "tính tích cực". Tính tích cực không đơn thuần là dẫn đầu mà còn phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của bản thân mình.
Có ba giá trị chủ yếu trong cuộc sống: giá trị kinh nghiệm, giá trị sáng tạo và giá trị thái độ tức phản ứng của ta trong hoàn cảnh. Thái độ và hành vi của ta xuất phát từ mẫu của chúng ta nếu chúng ta biết sử dụng khả năng tự nhận thức và xem xét chúng. Chọn phản ứng cho hoàn cảnh, chúng ta sẽ tác động mạnh đến hoàn cảnh.
Mỗi người chúng ta quan tâm đến nhiều thứ, chúng ta có thể tách những cái mà chúng ta không có liên quan đặc biệt về trí tuệ và tình cảm. Trong lúc chúng ta được tự do lựa chọn hành động, chúng ta không thể lựa chọn hậu quả của hành động đó, vì hậu quả do quy luật tự nhiên chi phối.
Nhưng chúng ta phải học cách chung sống với chúng ngay cả khi chúng ta không thích chúng, bằng cách này, chúng ta có khả năng làm cho chúng không điều khiển chúng ta được. Khi sự lựa chọn của chúng ta đem lại kết quả ngoài ý muốn, chúng ta gọi sự lựa chọn này là sai lầm, chúng ta không thể phủ nhận chúng. Tiếp cận tích cực đối với một sai lầm là thừa nhận nó lập tức, sửa chữa và rút kinh nghiệm.
Thói quen 2: Bắt đầu bằng kết thúc trong tâm trí
Người ta rất dễ bị rơi vào bẫy hoạt động, vào sự bận rộn của cuộc sống, làm việc càng ngày càng tích cực để leo lên những bậc thang của thành công, để rồi cuối cùng, phát hiện ra cái thang đó đang bắc nhầm tường.
Cho nên, chúng ta chỉ có thể thành đạt thật sự khi chúng ta "bắt đầu bằng sự kết thúc trong tâm trí". Dựa trên nguyên lý mọi vật đều được sáng tạo hai lần.
Lần thứ nhất là sự sáng tạo bằng trí tuệ, và lần thứ hai là sự sáng tạo vật chất hay thực tiễn. Chẳng hạn, muốn kinh doanh có hiệu quả, bạn phải xác định rõ ràng cái bạn cố đạt được. Bạn suy nghĩ trong tâm trí về sản phẩm, dịch vụ, về vốn, thị trường, về tiếp thị, tổ chức nhân viên… khi mọi thứ đã chín muồi bạn bắt đầu bằng sự kết thúc trong tâm trí với sự triển khai kế hoạch trong thực tế. Phần lớn những thất bại trong kinh doanh là từ sự sáng tạo lần thứ nhất.
Khả năng tự nhận thức, trí tưởng tượng và lương tâm làm cho chúng ta có thể xem xét được những sáng tạo thứ nhất của chúng ta, để chúng ta viết lấy kịch bản.
Thói quen thứ hai cũng dựa trên nguyên lý về sự lãnh đạo; có nghĩa là lãnh đạo là sáng tạo lần thứ nhất. Lãnh đạo không phải là quản lý, quản lý sáng tạo lần thứ hai. Quản lý là tập trung vào phần việc bên dưới lãnh đạo giải quyết công việc bên trên. Không rèn luyện khả năng lãnh đạo sáng tạo để dẫn đầu đúng hướng thì không một tài năng quản lý nào có thể giữ cho khỏi thất bại.
Mỗi người có một sứ mệnh trong cuộc đời, không ai thay thế mình được. Cuộc đời của mình cũng không làm lại được. Cho nên, nhiệm vụ của mỗi người là độc nhất cũng như cơ hội để hoàn thành nhiệm vụ đó.
Thói quen 3: Đưa cái quan trọng nhất lên trước
Thói quen 3 là kết quả của cá nhân khi áp dụng thói quen 1 và 2 vào thực tế. Tức là:
"Bạn là kẻ sáng tạo, bạn chịu trách nhiệm" và "Bạn thực hiện sáng tạo thứ nhất tức sáng tạo tinh thần". Tất cả những thứ đó đều dựa trên trí tưởng tượng, lương tâm, ý chí độc lập và khả năng tựnhận thức. Thói quen 3 là sáng tạo thứ hai, sáng tạo vật chất, tức thực hành cách tự quản lý có hiệu quả.
Quản lý là sự đập nhỏ ra, phân tích, phối hợp, ứng dụng đặc trưng. Ý chí độc lập làm cho sự tự quản lý có hiệu quả, đó là khả năng lựa chọn quyết định và hành động phù hợp chứ không phải làm theo. Sự quản lý hiệu quả là đưa những cái quan trọng lên trước, tổ chức và thực hiện cái ưu tiên. Chúng ta phải thực hiện thói quen 2 để có một ý niệm rõ ràng về cái gì là quan trọng, nếu không, chúng ta dễ dàng chệch hướng khi bị các vấn đề cấp bách thúc ép.
Giải quyết các vấn đề như xây dựng quan hệ, xem xét các cơ hội mới, lập kế hoạch, viết bản công bố nhiệm vụ cá nhân… là những vấn đề cần thiết nhưng ít người sẵn sàng làm chúng vì chúng không cấp bách. Bạn phải học từ chối các hoạt động khác, đôi khi có vẻ là cấp bách.
Quản lý hữu hiệu thời gian và cuộc sống là tổchức và thực hiện những ưu tiên đã được cân đối. Bạn nên tổ chức cuộc sống của bạn theo từng tuần lễ đưa lại sự cân đối lớn hơn là kế hoạch hằng ngày.
Việc thực hiện chủ yếu phụ thuộc vào ý chí độc lập, kỷ luật tự giác, sự chính trực và sự cam kết của chúng ta với những nguyên lý và những giá trị sâu xa nhất để đem lại ý nghĩa và bối cảnh cho các ưu tiên.
Có người từ chối việc ủy nhiệm cho người khác vì họ cảm thấy mất thời gian và công sức và họ có thể tự làm lấy công việc sẽ tốt hơn. Nhưng ủy nhiệm một cách có hiệu quả có lẽ là một hoạt động mạnh mẽ nhất ở trình độ cao, để bạn có điều kiện dành sức lực cho các hoạt động có trình độ cao khác.
Sự ủy nhiệm được tiến hành đúng đắn thì cuối cùng cả hai bên đều có lợi, vì sẽ làm được nhiều hơn với thời gian ít hơn. Sự ủy nhiệm có hiệu quả thể hiện quản lý có hiệu quả, đơn giản bởi vì nó là cơ bản cho cả sự phát triển cá nhân và tổ chức.
Thảo Nguyên (Trí thức trẻ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.