Tác giả cuốn sách là Christopher Voss, một quân nhân từng phục vụ 7 năm trong lực lượng đàm phán của FBI, chuyên xử lý các vụ bắt cóc quốc tế ở Iraq, Phillipines và Colombia.
Andy Raskin - một cây viết kì cựu của tờ Medium đã đưa ra những luận điểm về cách lãnh đạo của các leader. Cụ thể là làm thế nào để dẫn dắt các thành viên khác tuân thủ theo chiếc lược mà họ đề ra.
Cụ thể, ý tưởng này được hình thành khi ông Raskin được CEO của 1 startup chia sẻ cuốn sách về chiến thuật thương thuyết của FBI có tên "Never Split the Differnce" (tạm dịch: Đừng bao giờ tạo khoảng cách).
Tác giả cuốn sách là Christopher Voss, một quân nhân từng phục vụ 7 năm trong lực lượng đàm phán của FBI, chuyên xử lý các vụ án nghiêm trọng liên quan đến các vụ bắt cóc quốc tế ở vùng nguy hiểm như Iraq, Phillipines và Colombia.
Theo ông Raskin, việc lãnh đạo một đội nhóm cũng giống như khi phải thương thảo với những kẻ bắt cóc, cần có những chiến thuật mềm dẻo, cứng rắn đúng thời điểm mới có thể thành công.
Sau đây là 3 phương án mà theo Raskin là hiệu quả nhất:
Kết nối cảm xúc để dẫn dắt ý tưởng
Cách mà Chris Voss thường dùng để xử lý các vụ thương thuyết là dựa trên việc kết nối cảm xúc với những kẻ bắt cóc, hay nói đơn giản hơn là sự đồng cảm.
"Theo tôi, bạn đừng bao giờ đòi chiến thắng ngay lập tức kẻ đang hoảng loạn hay tự cho rằng mình là chúa cứu thế", Voss viết trong cuốn sách của mình.
Việc lãnh đạo đội nhóm cũng tương tự như thế, nếu leader cứ muốn áp đặt mọi thứ lên các thành viên, kết quả chắc chắn sẽ không thể tốt.
Lắng nghe là một nghệ thuật
Rất nhiều chuyên gia kinh doanh nói về tầm quan trọng của việc lắng nghe. Đó là kỹ năng tiên quyết của một người lãnh đạo.
Chỉ cần bạn ngồi đó và trở thành một "khán giả" trung thành của người đang muốn trình bày, đó đã là một nghệ thuật rồi.
"Việc lắng nghe là một công cụ, không chỉ giúp cân bằng các hành vi, suy nghĩ, cảm xúc mà còn giúp chúng ta có thể "đi" vào tâm trí của người khác. Đừng nghĩ lắng nghe thể hiện bạn đang thụ động. Đó là điều tích cực nhất bạn có thể làm đấy".
Thể hiện sự lắng nghe qua những cử chỉ nhỏ nhất
"Tất cả sẽ bắt đầu nếu những gì bạn nói được đối phương chấp nhận và thấu hiểu. Khi họ nói "Đúng vậy!" điều đó mang đến cảm giác họ đang cảm nhận và thấu hiểu được những gì bạn nói. Trong cuộc đàm phán, đôi khi chỉ hai từ đó có thể tạo ra một bước đột phá lớn".
Theo Voss, điều quan trọng khi đàm phán là phải thể hiện sự đồng tình và lắng nghe. Dựa vào các bảng phân tích, ông nhận ra hầu hết các tình huống đều chuyển biến tốt khi ông trả lời bọn bắt cóc bằng hai chữ "That’s right", hay chỉ đơn giản là một cái gật đầu thể hiện sự tiếp nhận ý kiến.
Nếu chỉ áp đặt hay gây áp lực lên mọi người mà không biết lắng nghe, leader khó có thể nhận được sự tôn trọng, cũng như đồng tình từ các thành viên khác. Bởi dù ở vị trí nào đi chăng nữa, ai cũng muốn được người khác công nhận ý kiến góp ý của mình.
Hoàng Yến (Trí thức trẻ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.