Năm nay, ngành ngân hàng trong và ngoài nước gặp rất nhiều sóng gió. Hiếm năm nào mà ngành ngân hàng lại gặp bao nhiều scandal tai tiếng như năm vừa qua.

Các ngân hàng trên thế giới “gặp nạn” vì Libor và rửa tiền

Thời gian qua, hàng loạt ngân hàng thế giới dính líu những vụ Scandal gây tổn thất uy tín nghiêm trọng cho các ngân hàng.

Đáng kể nhất là vụ tiếp tay rửa tiền cho các giao dịch vào thị trường bị chính phủ Mỹ cấm vận như: Iran, Libya, Sudan, Syria…của 2 ngân hàng lớn của châu Âu là HSBC và Standard Chartered.

Vụ việc bị phanh phui, HSBC phải nộp phạt một số tiền kỷ lục là 1,9 tỷ USD, còn Standard Chartered nộp phạt 340 triệu USD cho Sở Dịch vụ Tài chính bang New York. Sau đó ngân hàng này bị Cục dự trữ liên bang Mỹ phạt tiếp 100 triệu USD và Bộ Tư Pháp Mỹ phạt 227 triệu USD.

Vụ việc thao túng lãi xuất Libor cũng đã đưa nhiều ngân hàng gặp không ít rắc rối, Ngân hàng Barclays bị phát hiện thao túng lãi xuất Libor để trục lợi và ngân hàng này phải nộp phạt lên đến 290 triệu bảng, tương đương gần 470 triệu USD.

Gần đây nhất là ngân hàng lớn nhất về giá trị tài sản UBS của Thụy Sĩ nộp 1,53 tỷ USD vì có liên quan đến việc thao túng lãi xuất Libor. Đây sẽ là khoản tiền phạt lớn nhất từ trước đến nay. Ngoài ra còn 5 ngân hàng khác đang bị điều tra gồm HSBC, Royal Bank of Scotland, Citigroup, Deutsche Bank, JPMorgan.

Nổi tiếng với quy trình quản trị rủi ro chặt chẽ nhưng thời gian qua JP Morgan Chase - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ gây thiệt hại nghiêm trọng gần 6 tỷ USD. Vụ việc khiến người đứng đầu bộ phận đầu tư của JP Morgan phải từ chức còn CEO Jamie Dimon phải muối mặt thừa nhận: “Trong vụ việc này chúng tôi không khác nào bị ném trứng vào mặt”.

Năm ngân hàng hàng đầu nước Anh trong đó có Lloyds TSB hiện đang phải dành ra hơn 14 tỷ USD để chuẩn bị bồi thường cho các khách hàng đã mua bảo hiểm của mình. Bảo hiểm có tên PPI được thiết kế để bảo vệ người mua bảo hiểm trong trường hợp họ bị ốm đau hoặc không thể làm việc. Tuy nhiên các hợp đồng bảo hiểm trên trên đã được các ngân hàng bán cho những người mà họ biết không thể đòi bồi hoàn.

Cuối tháng 7 vừa qua, Kenichi Watanabe CEO Nomura Holdings tại Nhật đã phải từ chức khi các nhân viên của ông bị phát hiện thực hiện giao dịch nội gián dựa trên những thông tin nội bộ.

Bất ngờ đệ đơn từ chức phó chủ tịch Greg Smith của Goldman Sachs đã có một bức thư tiết lộ bí mật làm rúng động nước Mỹ khi nói về văn hóa kinh doanh “độc hại và tiêu cực” của ngân hàng này. Họ không ngừng cất nhắc những người “phá sản về đạo đức” kinh doanh. Tệ hại hơn các nhân viên của Goldman Sachs coi khách hàng như những “con rối” và “nó khiến tôi phát bệnh về sự tàn nhẫn khi người ta nói tới cách để móc túi khách hàng”. Dù sau đó CEO và chủ tịch Lloyd Blankfein liên tục lên tiếng phủ nhận nhưng vụ việc đã gây tổn hại nghiêm trọng tới danh tiếng của ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới.

Việt Nam: Sếp ngân hàng thay nhau rơi rụng

Bầu Kiên

Tại các ngân hàng Việt Nam, các sếp thay phiên nhau rơi rụng, người thì dính vào vòng lao lý, người thì chuyển công ty. Theo thống kê phải có đến 19 ngân hàng thay đổi CEO. Ngoài các sếp đều chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác ví dụ như ông Phạm Duy Hiếu là CEO ở VietABank sang làm CEO ABBank hay ông Nguyễn Thành Vinh chuyển từ Techcombank sang VP Bank…thì không ít sếp ngân hàng buộc phải từ chức và bị điều tra hình sự.

Nổi cộm nhất trong năm qua phải nói đến ngân hàng ACB, sau vụ việc Ông Nguyễn Đức Kiên và Ông Lý Xuân Hải – nguyên Tổng Giám đốc ACB bị bắt thì hàng loạt các sếp ngân hàng này bị khởi tố như ông Trần Xuân Giá, ông Lê Vũ Kỳ và ông Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang.

Cơn sóng gió thứ hai, phải kể đến gia đình ông Đặng Văn Thành - nguyên Chủ tịch Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Sacombank, người được xem là linh hồn của Sacombank tuyên bố từ chức tại ngân hàng này sau hơn 20 năm lãnh đạo. Con trai ông Thành là Đặng Hồng Anh cũng từ nhiệm thành viên hội đồng quản trị của ngân hàng này.

Hệ thống ngân hàng của Việt Nam lung lay thực sự. Một cuộc sang tên đổi chủ dường như là điều tất yếu. Những sự kiện đình đám trong giới ngân hàng năm qua dường như mới chỉ là bắt đầu.

Theo Doanhnhanthanhdat.net/NĐT
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.